Việt Nam đang là đất nước được nhận xét là môi trường thuận lợi để cho những doanh nhân có cơ hội khởi nghiệp trong tương lai. Vậy thành lập công ty cần trải qua bao nhiêu bước, chúng ta cùng Luật Bravolaw đi sâu tìm hiểu các bước thành lập công ty hiện nay qua bài viết dưới đây nhé.
Chọn loại hình công ty phù hợp
Hiện nay, trong quy định về Pháp luật sẽ có 05 loại hình doanh nghiệp khác nhau bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay là doanh nghiệp tư nhân… Vì vậy, trước khi có ý muốn thành lập công ty thì mỗi cá nhân và tổ chức trước tiên cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp thật phù hợp nhất. Chẳng hạn như sau: Khi doanh nghiệp đó chỉ có 1 thành viên thì chúng ta nên chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên. Như vậy, việc đơn giản nhất là dựa theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty để chọn loại hình.
Lưu ý: Trường hợp nếu doanh nghiệp mới chưa biết cách chọn loại hình phù hợp và đăng ký doanh nghiệp không đúng quy định.
Cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin cần thiết dành cho khách hàng như sau:
Với công ty TNHH một thành viên: Chỉ do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi hoạt động trong phạm vi vốn điều lệ đã đóng góp về các khoản nợ hay các nghĩa vụ khác. Nhược điểm: Chỉ do một thành viên nên không phát hành được cổ phiếu.
Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Doanh nghiệp có số thành viên từ 2-50 người góp vốn vào. Ưu và nhược điểm tương tự công ty TNHH một thành viên
Với công ty cổ phần: Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phẩn. Những người mua cổ phần trong công ty được xem là các cổ đông. Cổ đông cũng có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó.
Với công ty hợp danh: Đây là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của Công ty. Cùng nhau kinh doanh nhưng chỉ lấy một tên duy nhất. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình về các nghĩa vụ. Ngoài thành viên hợp danh cũng có thể có thành viên góp vốn trong đó.
Với doanh nghiệp tư nhân: Loại hình này do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trên tất cả những hoạt động của công ty. Chủ công ty/doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn tự quyết định các vấn đề. Nhưng loại hình này lại không có tư cách pháp nhân.
Đây là bước quan trọng nhất trong các bước thành lập Công ty. Vì vậy, bạn cần xác định rõ nhé.
Chuẩn bị hồ sơ là một trong các bước thành lập công ty
Sau khi bạn đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập, các cá nhân, tổ chức cần xác định chắc chắn về tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh là gì? Xác định thành lập công ty cần những gì và sau đó chuẩn bị các loại hồ sơ như:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bản sao chứng thực các loại giấy tờ như sau: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông thành lập nên công ty. Những dự thảo về điều lệ công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp dự định thành lập.
Khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi bạn muốn đặt trụ sở chính của công ty tại đó.
Khắc con dấu công ty
Khắc con dấu là một trong các bước thành lập công ty khá quan trọng. Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay còn gọi là mã số thuế công ty thì bước tiếp theo là khắc dấu doanh nghiệp tại các trung tâm hoặc cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu.
Công bố mẫu dấu
Sau khi đã có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng. Bạn nên thực hiện thao tác về việc công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau thời gian 03 ngày kể từ khi công bố, mẫu dấu của công ty bạn sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn
Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi các cấp thẩm quyền, lúc này doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ để công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được pháp luật quy định trong luật thành lập doanh nghiệp. Nội dung công bố phải đầy đủ gồm thông tin sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập và các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Trên đây là các bước thành lập công ty. Nếu như bạn đang dự định hay có nhu cầu về việc thành lập doanh nghiệp, công ty hãy đến với chúng tôi. Còn chần chờ gì nữa mà không nhấc máy gọi ngay tới cho chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được bộ phận nhân viên tư vấn và hỗ trợ cho bạn nhé.