ĐĂNG KÍ LẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Tư vấn Luật Bravolaw chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ tư vấn đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Hà Nội, với đội ngũ luật sư tận tụy, trách nhiệm với công việc, đảm bảo chất lượng dịch cụ tốt nhất hiện nay, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về quy trình thủ tục trên như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tiên để có thể đăng ký lại thì doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định, hồ sơ đăng kí lại bao gồm:
- Bản đề nghị đăng ký lại do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, kèm theo danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần của doanh nghiệp sau khi đăng ký lại;
- Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư, các Giấy phép đầu tư điều chỉnh và Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư (nếu có);
- Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Biên bản họp Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp liên doanh; Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc văn bản thống nhất của các nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp có nhiều nhà đầu tư nước ngoài) hoặc của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc đồng ý đăng ký lại doanh nghiệp và thông qua Điều lệ doanh nghiệp (sửa đổi);
- Quyết định của chủ hoặc các chủ doanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc quyết định của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài về việc đăng ký lại doanh nghiệp và thông qua Điều lệ doanh nghiệp (sửa đổi);
- Giấy tờ chứng thực của các cá nhân và pháp nhân là thành viên doanh nghiệp sau khi đăng ký lại và của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sau khi đăng ký lại;
- Báo cáo tài chính 2 năm liền kề tại thời điểm đăng ký lại;
- Các tài liệu theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung điều chỉnh.
- Đối với doanh nghiệp quy định tại Điều 6 Nghị định này ngoài các hồ sơ quy định ở trên, doanh nghiệp cần bổ sung thêm các hồ sơ sau:
- a) Bản cam kết tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, giao dịch thực hiện từ thời điểm hết hạn hoạt động đến thời điểm đăng ký lại và bản cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước;
- b) Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của năm trước năm hết hạn Giấy phép đầu tư cho đến thời điểm đăng ký lại (Biểu số 04-CS/SXKD) theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Trường hợp khi đăng ký lại, doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh và điều chỉnh nội dung dự án đầu tư thì ngoài hồ sơ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, cần bổ sung các tài liệu tương ứng với nội dung điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp.
- Hồ sơ đăng ký lại được lập thành 03 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc. Trường hợp có nội dung thẩm tra cần xin ý kiến các Bộ, ngành hoặc phải trình Thủ tướng Chính phủ thì hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.”
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn nộp lại hồ sơ theo quy định của Nghị định này tại Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Về trình tự, thủ tục đăng kí lại doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp đề nghị đăng ký lại nộp hồ sơ theo quy định của Nghị định này tại Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Trường hợp không phải hỏi ý kiến các Bộ, ngành thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Trường hợp cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan được hỏi có ý kiến bằng văn bản trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Trường hợp không chấp thuận hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm ghi lại vào Giấy chứng nhận đầu tư các nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ, ưu đãi đầu tư và các cam kết hoặc điều kiện (nếu có) của Giấy phép đầu tư và các Giấy phép đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư (nếu có).
- Doanh nghiệp đăng ký lại phải nộp lại bản gốc Giấy phép đầu tư, các Giấy phép đầu tư điều chỉnh và Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư đã cấp (nếu có) cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi nhận Giấy chứng nhận đầu tư.”
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về trình tự , thủ tục đăng kí lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu có bất kì thắc mắc gì, quý vị vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty BRAVOLAW chúng tôi để có được những tư vấn nhanh nhất và tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Liên hệ ngay 1900 6296 để được luật sư tư vấn nhanh nhất.