Trong thời gian gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển, theo đó luật doanh nghiệp 2020 ra đời có nhiều điểm mới so với luật doanh nghiệp 2014. Việc thành lập doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào và điều kiện thành lập loại hình đó như thế nào là vấn đề gây đau đầu cho nhiều người. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ giới thiệu cho bạn về doanh nghiệp tư nhân và điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020
Tại sao nên chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Để tìm hiểm điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân cần trước hết cần biết doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp mà chỉ có một cá nhân làm chủ và người đó sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
Vì không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và của chủ sở hữu nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm khác biệt so với những loại hình doanh nghiệp khác:
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập; hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân cụ thể sau đây:
Ưu điểm
- Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản, gọn nhẹ
- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác; dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
Nhược điểm
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do đó mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp; và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
- Trách nhiệm pháp lý vô hạn như đã nêu ở trên chủ sở hữu được hưởng toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng nếu thua lỗ thì họ cũng gánh chịu một mình.
- Khó khăn của doanh nghiệp tư nhân liên quan đến số lượng tài sản vốn có giới hạn mà một người có thể có, thường họ bị thiếu vốn; và bất lợi này có thể gây cản trở cho sự phát triển.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Điều kiện chung khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Chủ thể thành lập
Chủ thể thành lập doanh nghiệp: Cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp tư nhân khi đặt tên doanh nghiệp tư nhân cần tránh trường hợp bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư nhân bao gồm 2 thành tố: tên loại hình và tên riêng. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là doanh nghiệp tư nhân “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng phải được gắn tại địa chỉ trụ sở chính.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân được kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm và áp mã ngành theo hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4.
Vốn đầu tư
Trong điều kiện thành lập doanh nghiệp, thì vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân rất quan trọng: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản; số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trụ sở công ty
Trụ sở công ty: là nơi mà công ty được quyền sử dụng hợp pháp có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư.
Điều kiện riêng khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Sau khi đáp ứng được các điều kiện chung thì để thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải đáp ứng được các điều kiện riêng biệt sau:
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Câu hỏi thường gặp
Theo pháp luật hiện nay, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Trụ sở công ty: là nơi mà công ty được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!