Mọi người thường hay nhầm lẫn luật giải thể phá sản doanh nghiệp là một nội dung giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thủ tục giải thể doanh nghiệp và thủ tục phá sản doanh nghiệp hoàn toàn khác biệt nhau. Ngoài ra, hai thủ tục này được quy định tại hai văn bản pháp luật khác nhau đó là Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Phá sản 2014. Chính vì thế hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để nắm rõ những điểm cần lưu ý của luật giải thể phá sản doanh nghiệp.
Thủ tục phá sản là thủ tục gì?
Phá sản doanh nghiệp bản chất là thủ tục tố tụng áp dụng cho những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?
Đối với thủ tục phá sản, Luật phá sản 2014 quy định cụ thể những chủ thể có quyền, nghĩa vụ yêu cầu tòa án mở thủ tục này:
Quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp là thủ tục như thế nào?
Thủ tục giải thể doanh nghiệp thường được nhắc kèm trong thuật ngữ luật giải thể phá sản doanh nghiệp. Trên thực tế, đây là thủ tục mà pháp luật yêu cầu các doanh nghiệp thuộc trường hợp cụ thể phải thực hiện để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Theo hướng dẫn tại khoản Điều 2017, doanh nghiệp thuộc những trường hợp sau phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
- Theo nghị quyết, quyết định giải thể
- Không có đủ số lượng thành viên tối thiểu
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Các bước tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp
Để thực hiện thủ tục giải thể, bạn không cần phải tiến hành thủ tục tư pháp như với thủ tục phá sản; thay vào đó, bạn cần làm theo các bước sau
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Bạn cần thực hiện triệu tập cuộc họp để thống nhất về vấn đề giải thể doanh nghiệp. Nội dung của quyết định giải thể cần thể hiện được các nội dung như:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
Sau khi có quyết định giải thể, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Bước 2: Công bố quyết định giải thể doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 208, bạn cần phải thực hiện thông báo công khai về quyết định giải thể doanh nghiệp:
“Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ”
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể
Để hoàn tất thủ tục giải thể theo luật giải thể phá sản doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ giải thể và nộp đến phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
- Các tài liệu liên quan khác
Để các luật sư của Luật Bravolaw có thể hướng dẫn bạn chi tiết hơn tất cả vấn đề về luật giải thể phá sản doanh nghiệp, hay cần sử dụng dịch vụ giải thể công ty nhanh hãy liên hệ trao đổi ngay với chúng tôi qua số 1900 6296 để nhận được những tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.