Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những thay đổi, biến động tùy theo khả năng doanh nghiệp, cũng như cơ chế thay đổi của thị trường, mà doanh nghiệp có thể tiến hành thay đổi ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với với nhu cầu của thị trường.
Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh tại thời điểm phù hợp là vấn đề vô cùng cần thiết quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, khi nhu cầu thị trường thay đổi, doanh nghiệp cũng cần có những đổi mới sao cho phù hợp, tăng sức cạnh tranh, tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề thay đổi ngành nghề kinh doanh, những thủ tục cần thiết khi thay đổi ngành nghề kinh doanh? Mẫu quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh quy định như thế nào? Cách thức soạn thảo quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh? Quý độc giả có thể tham khảo một số chia sẻ của Bravolaw dưới đây.
Thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì?
Thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động có những thay đổi về ngành nghề kinh doanh khác với ngành nghề kinh doanh ban đầu đã ghi trong hồ sơ doanh nghiệp tại thời điểm ban đầu thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
Cho nên trong quá trình hoạt động mà doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của mình, cần đăng ký thay đổi lại ngành nghề với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem xét và cập nhật lại thông tin ngành nghề của doanh nghiệp trong hồ sơ doanh nghiệp.
Đây là thủ tục bắt buộc của doanh nghiệp khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, khi thực hiện thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về quyết định của mình, nếu không thực hiện thủ tục này với cơ quan có thẩm quyền thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
Để thực hiện thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thông tin như sau:
Phải thực hiện gửi thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký doanh nghiệp trước đó.
– Thông báo này sẽ bao gồm những nội dung chính như sau: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp muốn thay đổi, họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Trong thông báo cần đi kèm với quyết định, bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và thành viên hợp danh với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có ghi nhận nội dung thay đổi ngành nghề kinh doanh ghi trong điều lệ công ty.
– Ngoài ra cần cung thêm giấy tờ bảo sao Giấy chứng nhận đầu tư, bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy chứng nhận đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư, chứng nhận đầu tư.
Mẫu quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh
Quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh là quyết định nội bộ của công ty do đó hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về mẫu của quyết định này, chủ yếu là do các doanh nghiệp tự quy định và soạn thảo. Một mẫu quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh thông thường sẽ bao gồm một số nội dung như sau:
– Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp.
– Tên ngành nghề kinh doanh trước khi thay đổi, mã ngành nghề kinh doanh.
– Người có trách nhiệm thực hiện quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thời gian có hiệu lực của quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh này.
==>>Tải mẫu Tại Đây.
Hướng dẫn soạn quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh
Khi thực hiện soạn thảo quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh, người soạn thảo cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Về mặt hình thức, khi thực hiện soạn thảo cần lưu ý có đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên công ty, quyết định số bao nhiêu, nên chọn cỡ chữ vừa phải, kiểu chữ rõ ràng, dễ nhìn, trách các kiểu chữ cách điệu, nhiều nét rườm rà khó nhìn. Việc này sẽ giúp cho người theo dõi văn bản một cách dễ dàng hơn. Đồng thời cần ghi rõ địa điểm thời gian lập quyết định.
Về mặt nội dung người soạn thảo cần lưu ý về vấn đề:
– Về căn cứ ra quyết định dựa theo những quy định của pháp luật như Luật doanh nghiệp, nghị định 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, dựa trên cơ sở điều lệ công ty, biên bản họp của công ty.
– Quyết định của bên có thầm quyền là Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và thành viên hợp danh với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của chủ sở hữu công ty với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh cụ thể về tên ngành nghề kinh doanh, mã ngành nghề kinh doanh.
Lưu ý: Tên ngành nghề kinh doanh cần nằm trong hệ thống ngành nghề được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, không được thực hiện thay đổi ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh như buôn ma túy, mại dâm, buôn bán dộng vật quý hiếm.
Phải thực hiện tra cứu ngành nghề kinh doanh, với tên và mã ngành nghề kinh doanh theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh thế Việt Nam. Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Quy định cụ thể về người thực hiện quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh như thành viên hội đồng cổ đông, thành viên công ty…, người chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký thông tin với cơ quan thẩm quyền như chủ sở hữu công ty, nguời đại diện theo pháp luật của công ty giám đốc, tổng giám đốc.
– Kết thúc quyết định cần ghi cụ thể ngày có hiệu lực văn bản, có đầy đủ tên, chữ ký của người có thẩm quyền như Chủ tịch đại hội đồng cổ công, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chỉ tịch công ty, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể với từng loại hình doanh nghiệp
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về mẫu quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh mới nhất, quý khách hàng có những thắc, đóng góp có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6296 để được hỗ trợ