Là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường Việt Nam, công ty tnhh hai thành viên trở lên được pháp luật công nhận, bảo hộ và điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Bài viết dưới đây của Luật Bravolaw sẽ điểm qua một số điều cần lưu ý chính để bạn đọc tham khảo và có hướng phát triển kinh doanh tốt nhất khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp này.
Đặc điểm chính của công ty tnhh hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mang những đặc điểm được liệt kê cụ thể tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN). Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số lượng thành viên tối đa lên đến 50 là tổ chức, cá nhân. Thành viên của công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Loại hình công ty này có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, và các thành viên được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong các trường hợp theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật DN. Một điều quan trọng cần lưu ý khi thực hiện kinh doanh theo loại hình công ty này, đó là công ty tnhh 02 thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phần.
Việc góp vốn của công ty tnhh hai thành viên trở lên
Cũng như mọi loại hình doanh nghiệp khác, công ty tnhh 02 thành viên trở lên phải thực hiện góp vốn theo quy định của pháp luật. Tại Điều 48 Luật DN có hướng dẫn rõ, thành viên của công ty phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Trong trường hợp sau 90 ngày trên mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
- Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Xem thêm bài viết: thành lập công ty tnhh năm 2022
Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Vốn điều lệ của công ty; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trên đây là các đặc điểm cần lưu ý khi bạn muốn thực hiện phát triển kinh doanh theo hình thức công ty tnhh hai thành viên trở lên. Để đảm bảo đầy đủ và chính xác hơn thì doanh nghiệp còn có thể liên hệ với Luật Bravolaw để biết chi tiết hơn hoặc khách hàng cần giải đáp về dịch vụ thành lập công ty quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo HOTLINE: 1900 6296 để được giải đáp miễn phí.