Doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một TV đều có những điểm khá là tương đồng nhau khiến cho nhiều cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw xin giải đáp băn khoăn của Quý Khách hàng là nên mở công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân.
Điểm giống nhau giữa Công ty TNHH một thành viên và Doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 và khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra định nghĩa về hai loại hình doanh nghiệp này, trong đó, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu. Như vậy điểm giống nhau đầu tiên giữa 2 loại hình doanh nghiệp này là đều do một chủ sở hữu thành lập.
Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều không có quyền phát hành chứng khoán. Cụ thể, cả hai loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu mà việc phát hành chứng khoán đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thêm thành viên góp vốn, số vốn của doanh nghiệp phải chia thành nhiều phần bằng nhau. Điều ngày sẽ khiến cho công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân không còn là công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân vì số lượng chủ sở hữu đã nhiều hơn một.
Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp chính với việc thay đổi chủ sở hữu. Từ bản chất của hai loại hình doanh nghiệp này là chỉ có một chủ sở hữu nên nếu không muốn thay đổi loại hình doanh nghiệp thì khi chuyển nhượng phần vốn góp thì chủ sở hữu doanh nghiệp phải chuyển nhượng toàn bộ phấn vốn góp và hai loại hình doanh nghiệp này sẽ có chủ sở hữu mới.
Cả hai loại hình doanh nghiệp này khi muốn huy động vốn thì chỉ có một cách duy nhất là tăng vốn chủ sở hữu lên.
Điểm khác biệt giữa Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên?
Tiêu chí | Doanh nghiệp tư nhân | Công ty TNHH 1 thành viên |
Chủ sở hữu | Cá nhân | Tổ chức, cá nhân |
Hạn chế với chủ sở hữu | – Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần (Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020) |
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không bị hạn chế về quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào công ty khác |
Vốn chủ sở hữu | Không tách biệt tài sản giữa chủ sở hữu với tài sản của doanh nghiệp tư nhân. | Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp là tách biệt. |
Trách nhiệm tài sản | Do không có sự tách biệt về tài sản giữa chủ sở hữu và doanh nghiệp nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. | Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm bằng phần vốn góp vào doanh nghiệp đối với nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. |
Tư cách pháp nhân | Không có tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân |
Thuế phái đóng | Chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân | Phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân |
Cơ cấu tổ chức | Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý nhưng chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. | Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể làm người đại diện theo pháp luật hoặc thuê người khác và doanh nghiệp có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. |
Nên chọn doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên?
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Nếu như là một tổ chức thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải lựa chọn thành lập Công ty TNHH một thành viên trong khi đó cá nhân thành lập doanh nghiệp thì có thể cân nhắc giữa hai loại hình này. Trên thực tế, doanh nghiệp tư nhân sẽ phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ do những hạn chế về việc không có tư cách pháp nhân và nhiều người chọn thành lập công ty TNHH một thành viên là vì trách nhiệm của chủ sở hữu là trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức chuẩn bị thành lập doanh nghiệp cũng nên căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng chủ doanh nghiệp, cũng như tính chất, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
Hơn nữa khi lựa chọn loại hai loại hình doanh nghiệp này cần phải cân nhắc đến khả năng chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của công ty.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc nên thành lập công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân. Luật Bravolaw đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan thành lập công ty với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 1900 6296.