Việc phân loại doanh nghiệp có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng hình thức pháp lý là một trong những đặc điểm cơ bản được áp dụng phổ biến nhất. Hiện nay Luật doanh nghiệp 2020 là cơ sở pháp lý cơ bản nhất để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp hiện đang được công nhận ở Việt Nam. Với những đặc điểm pháp lý và các đặc trưng cơ bản, doanh nghiệp ở Việt Nam được phân thành 4 loại hình khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để phân loại các loại hình doanh nghiệp nhé.
Doanh nghiệp tư nhân
Dựa theo quy định tại Điều 183 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân và là loại hình doanh nghiệp được công nhận. Với đầy đủ các dấu hiệu của một doanh nghiệp và có quyền tham gia kinh doanh bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường.
Đây là loại hình doanh nghiệp do một chủ thể là cá nhân đứng ra thành lập và làm chủ sở hữu. Vì thế mà chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp một cách vô hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng công nhận công ty trách nhiệm hữu hạn là một dạng doanh nghiệp và là chủ thể có địa vị pháp lý độc lập. Khoản 4 Điều 4 Luật này đã thể hiện công ty trách nhiệm hữu hạn ở đây sẽ bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Về các đặc tính pháp lý giữa hai hình thức công ty TNHH thì có thể khác nhau nhưng về cơ bản thì công ty TNHH nói chung đều có tư cách pháp nhân. Đặc biệt tất cả các công ty TNHH đều không có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn từ công chúng như một số dạng doanh nghiệp khác.
Công ty cổ phần
Từ các quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp 2020 có thể hiểu công ty cổ phần là một loại hình công ty có tư cách pháp nhân. Có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Trong đó công ty bắt buộc phải có cổ phần phổ thông và có thể có các loại cổ phần ưu đãi khác nhau, cổ phần có thể tự do chuyển nhượng (trừ trường hợp ngoại lệ).
Công ty có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn, các cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không bị hạn chế về số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: các bước thành lập công ty
Công ty hợp danh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp mà cụ thể là Điều 172 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gồm ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (thành viên hợp danh). Công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn nhưng những thành viên này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị thu hẹp, không được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn. Chỉ có thể huy động vốn bằng việc kết nạp thêm thành viên mới, góp thêm vốn của các thành viên hiện có, vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc các biện pháp khác theo quy định.
Nhìn chung các loại hình doanh nghiệp hiện có tương đối đa dạng để các chủ thể có thể dễ dàng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi cần tư vấn thành lập công ty miễn phí cụ thể hơn về từng loại hình doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ về với Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn.