Thành lập công ty hay thành lập doanh nghiệp là cách thức mà một chủ thể kinh doanh có thể trực tiếp hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh táo bạo của mình. Quyết định thành lập doanh nghiệp sẽ là một trong những quyết định vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị ngay từ những khâu cơ bản ban đầu. Đặc biệt, những quy định về thành lập doanh nghiệp cũng như những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh vực pháp lý liên quan mà điều cần được nhà đầu tư đặc biệt lưu tâm. Điều đó đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được vững chắc về mặt pháp lý trước khi chính thức bước vào hoạt động kinh doanh. Cùng Luật Bravolaw nắm bắt những quy định mới về thành lập doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần biết trong bài viết dưới đây.
Thủ tục, quy trình thành lập
Ngoài những quy định về thành lập doanh nghiệp như quyền thành lập, góp vốn hay các loại hình doanh nghiệp thì thủ tục hay quy trình để một công ty, doanh nghiệp được chính thức đi vào hoạt động cũng được cụ thể hóa. Theo đó bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành thủ tục đăng ký thành lập để nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi muốn chính thức tham gia hoạt động kinh doanh. Có nhiều cách đăng ký khác nhau nhưng trên cơ sở chung thì quy trình này thường bao gồm các bước cơ bản như:
– Chuẩn bị các thông tin và hồ sơ cần thiết
– Nộp hồ sơ đăng ký
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Đăng bố cáo
– Đăng ký mẫu con dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
– Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử)
– Mở tài khoản ngân hàng
– Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế
– Thông báo phát hành hóa đơn
Hồ sơ đăng ký thành lập
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thành phần trong hồ sơ đăng ký đương nhiên cũng sẽ khác biệt. Tuy nhiên nếu muốn nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì những bộ hồ sơ đó đều phải hợp lệ. Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Việc kê khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thuộc về chính doanh nghiệp. Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh thì chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.
Xem thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty năm 2022
Thời hạn thành lập doanh nghiệp
Theo quy định về thành lập doanh nghiệp thì thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông thường sẽ do động ở mức 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Lưu ý đây chỉ là thời hạn để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứ không bao gồm toàn bộ một quy trình hoàn thiện. Vì sau đó doanh nghiệp còn tiến hành các thủ tục sau thành lập khác theo quy định. Thực tế để hoàn thiện toàn bộ các bước cơ bản trong đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ có thể kéo dài khoảng 15 – 25 ngày làm việc tùy theo từng trường hợp.
Thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp
Như đã nói sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thực hiện còn cần phải thực hiện một số hoạt động khác để tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Những thủ tục đó bao gồm:
– Đăng bố cáo
– Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty
– Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp
– Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
– Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
– Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
– Kê khai và nộp lệ phí môn bài nộp 1 năm/lần
Hi vọng với những chia sẻ về các quy định về thành lập doanh nghiệp trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn liên quan đến các thủ tục pháp lý khi đăng ký kinh doanh. Nếu cần được hỗ trợ thêm hay khách hàng cần giải đáp về dịch vụ thành lập công ty quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo HOTLINE: 1900 6296 để được giải đáp miễn phí.