Một người đăng ký thành lập nhiều công ty một lúc có vi phạm pháp luật không? Hôm nay cùng Luật Bravolaw chia sẻ kinh nghiệm thành lập nhiều công ty con một lúc hợp pháp và cách phòng tránh các sai phạm trong đầu tư kinh doanh doanh nghiệp cần biết trong bài viết dưới đây nhé!
Một người được phép thành lập bao nhiêu công ty một lúc
Căn cứ theo Điều 16 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm không bao gồm việc: Cá nhân đăng ký thành lập nhiều công ty; Công ty đăng ký thành lập nhiều công ty con.
Quy định pháp luật hạn chế việc đăng ký kinh doanh hiện tại chỉ áp dụng cho việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và loại hình công ty hợp danh. Cụ thể theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”. Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế việc đăng ký kinh doanh đối với các loại hình mà chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Luật doanh nghiệp mới nhất và các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế một cá nhân, tổ chức, công ty được đăng ký thành lập bao nhiêu công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Một người được là người đại diện theo pháp luật bao nhiêu công ty?
Khái niệm người đại diện theo pháp luật của công ty được ghi nhận tại Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong Luật doanh nghiệp 2020 không quy định một người chỉ được làm người đại diện theo pháp luật một công ty. Nên có thể khẳng định việc một người được đứng đại diện theo pháp luật cho nhiều công ty khác nhau.
Ví dụ về thành lập nhiều công ty để triển khai kinh doanh
Một công ty A chuyên sản xuất cấu kiện thép phục vụ cho hoạt động xây dựng, công nghiệp, và các hoạt động đặt gia công cho các đối tác theo yêu cầu. Do lĩnh vực kinh doanh này rất rông, đa dạng nên việc tập trung quản lý theo từng nhóm sản phẩm sẽ giúp công ty phát huy được tính đặc thù của sản phẩm, các công ty con cũng có nhiệm vụ hỗ trợ kịp thời và sâu sát hơn từng phân khúc khách hàng. Vì vậy công ty quyết định thành lập nhiều công ty con trong đó phân bổ mỗi công ty triển khai tại những địa bàn, những lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Lợi ích của việc thành lập công ty con có thể nhận thấy rõ ràng từ việc kiểm soát được nhu cầu thực của khách hàng, đánh giá được tiềm năng về địa lý, về chủng loại hàng hóa của thị trường cần cung cấp, đồng thời minh bạch hoạt động quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thực tế nhiều công ty lại lựa chọn khác công ty A chúng tôi ví dụ. Theo đó họ không thành lập công ty mà lại lựa chọn cho nhân viên đứng tên đăng ký hộ kinh doanh cá thể để triển khai kinh doanh và hạn chế việc phải thực hiện chế độ kế toán thuế cho nhiều công ty con. Luật không cấm vấn đề này nhưng mỗi mô hình quản lý kinh doanh đều có những rủi ro cần cẩn trọng cân nhắc trước khi tiến hành để hạn chế sai phạm pháp luật.
Những sai phạm cần phòng tránh khi thành lập nhiều công ty một thời điểm
Lựa chọn thông tin để thành lập công ty là quyền của người chủ, tuy nhiên có những yếu tố ngẫu nhiên khiến cho các công ty mới thành lập rơi vào tầm chú ý của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi ví dụ: Nhiều công ty có cùng chủ sở hữu, cùng giám đốc đăng ký tại một trụ sở kinh doanh; Nhiều công ty cùng một lĩnh vực kinh doanh đăng ký tại cùng một trụ sở; Nhiều công ty hoạt động đa ngành nghề có cùng giám đốc, …
Vì sao những công ty này lại được giám sát cẩn trọng hơn? Bởi thông thường các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh như chốn thuế, gian lận thuế, cạnh tranh không lành mạnh, … đều xuất phát từ việc chủ doanh nghiệp cố tình gian dối trong việc đăng ký doanh nghiệp hoặc hoạch toán thuế kế toán. Và các công ty có sự tương đồng ở trên rất dễ xảy ra vi phạm.
Các công ty cùng giám đốc khi kinh doanh có phải báo cáo riêng?
Pháp luật có quy định rất rõ ràng về việc báo cáo hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp liên kết (Các doanh nghiệp có cùng giám đốc, có cùng cổ đông/ thành viên sở hữu vốn lớn,…). Tuy nhiên nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi các công ty này giao kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh với nhau. Đối với hoạt động kinh doanh thông thường giao kết với các chủ thể khác thì không phải báo cáo. Quý vị quan tâm tới quy định về giao dịch liên kết thì nên tìm hiểu thêm trong văn bản pháp luật hiện hành.
Tư vấn các sai phạm cần phòng tránh khi thành lập công ty mới
Luật Bravolaw là địa chỉ uy tín chuyên tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội để các chủ doanh nghiệp sử dụng khi cần đó là dịch vụ pháp lý. Thông thường, khi cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu từ doanh nghiệp Luật Bravolaw luôn tra soát và tư vấn thêm các quy định pháp luật để hạn chế và cảnh báo các hành vi có thể vi phạm pháp luật cho khách hàng. Các hỗ trợ này cũng không hiếm gặp, nhưng xét trên khía cạnh tổng thể dịch vụ về giá thành, độ chuyên nghiệp và các hỗ trợ kèm theo dịch vụ thì đây là địa chỉ tốt nhất mà doanh nghiệp nên liên hệ. Luật Bravolaw cũng cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại uy tín đảm bảo hỗ trợ toàn diện, đa dạng cho doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình triển khai và phát triển kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Với hơn 11 năm kinh nghiệm triển khai dịch vụ đăng ký kinh doanh, chúng tôi luôn chau chuốt chi tiết cho khách hàng trong mọi gói dịch vụ pháp lý cung cấp. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline để được chúng tối tư vấn nhé!. Chúc các bạn thành công.