Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, không chỉ nhiều công ty được thành lập. Mà các hộ kinh doanh cũng nổi lên rất nhiều. Luật Bravolaw xin chia sẻ các thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký hộ kinh doanh trong bài viết dưới đây. Để Khách hàng hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như các vấn đề liên quan đến luật kinh doanh, buôn bán.
Bộ hồ sơ và giấy tờ đăng ký hộ kinh doanh
Để năm được hết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gia đình, trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh được hiểu là một cá nhân hay toàn bộ thành viên trong hộ gia đình đến cơ quan cấp huyện nơi đặt trụ sở để đăng ký mặt hàng, hình thức kinh doanh. Họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản (cố định và không cố định) của hộ.
Hộ kinh doanh được xem là một trong những tổ chức kinh tế, tiến hành các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hộ kinh doanh không được xếp vào loại hình doanh nghiệp; không được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020.
Hồ sơ trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gia đình theo đúng quy định.
- Bản gốc CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ hoặc thành viên trong gia đình nếu thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh.
- 01 bản sao hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ hoặc chứng từ liên quan.
- Nếu thành viên hộ gia đình đăng ký thì cần bổ sung 01 bản sao biên bản họp thành viên có chữ ký của các thành viên trong gia đình tham gia họp.
- 01 biên bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh nếu thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- 01 văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý của một cá nhân đối với người được uỷ quyền để đăng ký hộ kinh doanh.
Trình tự đăng ký hộ kinh doanh gia đình
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ nêu trên cần tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Nơi nộp hồ sơ
Chủ hộ gia đình hoặc thành viên tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của UBND cấp Huyện. Nơi hộ kinh doanh đặt cơ sở tại đó.
Thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ làm thủ tục thành lập công ty trong vòng 3 ngày. Nếu cần sửa đổi, bổ sung giấy tờ nào thì sẽ thông báo lại. Nếu hồ sơ đầy đủ thì họ sẽ trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Giấy biên nhận.
Lệ phí giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thường là 100.000 đồng/lượt.
Những điều nên biết khi đăng ký hộ kinh doanh
Khi chuẩn bị thủ tục và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam trên 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Tên hộ kinh doanh phải đầy đủ 2 thành tố là Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ. Trong cùng một huyện, tên hộ kinh doanh không được trùng với tên đã được đăng ký trước đó.
- Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh không được nằm trong khu quy hoạch của nhà nước.
- Vốn đăng ký hộ kinh doanh không quy định số tối thiểu. Tuy nhiên chủ hộ kinh doanh cần phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có. Chứ không phải chỉ chịu trách nhiệm với số vốn đã đăng ký khi đăng ký hộ kinh doanh.
- Không được đăng ký hộ kinh doanh với ngành, nghề bị cấm.
Tư Vấn Luật Bravolaw – Nhà cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh đáng tin cậy
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty luật chuyên thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ, giấy tờ pháp lý để thành lập doanh nghiệp hay các thủ tục đăng ký hô kinh doanh gia đình. Trong số đó không thể không nhắc đến Bravolaw – Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ chất lượng số một, nhanh chóng, chính xác với mức giá phù hợp hiện nay.
Luật Bravolaw cam kết là đơn vị uy tín – chuyên nghiệp. Quý khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi thì sẽ có đội ngũ nhân viên đến tận nơi để tư vấn và ký hợp đồng. Hơn nữa, công ty chúng tôi đã giúp cho nhiều Khách hàng hoàn thành hồ sơ và các thủ tục đăng ký nhanh nhất mà không cần phải chờ đợi lâu.
Trên này là những chia sẻ của Luật Bravolaw về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, mong sẽ giúp ích được cho bạn. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.