Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là cách thức mà hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn sau một thời gian hoạt động. Việc chuyển đổi này là do trong kết cấu, tổ chức của doanh nghiệp có những sự thay đổi về thành viên, cổ đông hay thay đổi chiến lược kinh doanh. Mặc dù là hoạt động phổ biến nhưng việc chuyển đổi và đặc biệt là các thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp lại khá phức tạp. Vì vậy những doanh nghiệp đang có ý định này cần lưu ý những điều ở bài viết dưới đây của Luật Bravolaw.
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ trừ trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại mà công ty sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thì không cần làm thủ tục quyết toán thuế.
Để thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN
– Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế) như kết quả sản xuất kinh doanh hoặc chuyển lỗ…
Điều chỉnh hóa đơn
Trong trường hợp sau khi chuyển đổi nhưng doanh nghiệp còn hóa đơn và muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì cần phải làm các thủ tục sau:
+ Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng
+ Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Còn đối với những trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ và muốn chuyển sang dùng hóa đơn mới thì thực hiện:
+ Hủy hóa đơn đơn chưa sử dụng
+ Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn mới
Thay đổi con dấu
Trên con dấu vốn dĩ bao gồm các nội dung cơ bản của doanh nghiệp bao gồm tên và mã số doanh nghiệp. Vì vậy, khi thủ tục sau khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì việc thay đổi con dấu là không thể thiếu. Sau khi tạo con dấu mới, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng.
Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc thay đổi loại hình doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 29 của Luật này.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về một số thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu cần được hỗ trợ nhiều hơn hay tư vấn thành lập công ty miễn phí, bạn có thể liên hệ theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc của quý khách.