Hà Nội là một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước. Hoạt động kinh doanh, thương mại tại Hà Nội cũng vô cùng sôi nổi. Đồng thời, nước ta cũng đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút đầu tư do đó, nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại thủ đô rất phổ biến. Vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội có phức tạp hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Bravolaw!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Để có thể thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng và thuận lợi; trước hết bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập công ty là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp (Theo Luật cán bộ, công chức, viên chức,…).
- Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập công ty là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Trụ sở chính của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể; trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
- Vốn điều điều lệ, vốn pháp định tuỳ theo quy mô kinh doanh; và theo quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết
- Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn: Có 4 loại hình cho khách hàng lựa chọn là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
- Đặt tên công ty: Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Địa chỉ trụ sở chính công ty đặt ở đâu.
- Ngành, nghề kinh doanh: Khách hàng liệt kê sơ bộ các ngành; nghề/ lĩnh vực hoạt động dự kiến của công ty.
- Vốn điều lệ công ty: Tùy vào khả năng; nhu cầu của các thành viên/ cổ đông và theo quy định của pháp luật; (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để đặt vốn điều lệ phù hợp.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Là người đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập
Bước 2: Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp online hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi bạn định đặt trụ sở. Và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh. Sau đó, đối chiếu hồ sơ với bản cứng và nhận kết quả.
Tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký hoá đơn điện tử; và mua chữ ký số để kê khai thuế theo quy định.
Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp GIấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần:
Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập; doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi; nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng; thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng); để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch; nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Mỗi loại hình doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lại có chút khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
So với các loại hình doanh nghiệp khác thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân là đơn giản nhất gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Khi thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
- Danh sách thành viên công ty hợp danh.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau khi thành lập công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần ; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Để quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên; bạn được thuận lơi, nhanh chóng bạn cần chuẩn bị đầy đủ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi muốn gửi tới quý khách hàng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Zalo và Hotline. Bên cạnh đó, Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw.