Ninh Bình là tỉnh nổi tiếng với danh lam thắng cảnh, lễ hội, chùa chiền phong phú. Nhũng năm trở lại đây, hoạt động đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp tại Ninh Bình khá sôi nổi. Nếu bạn cũng đang có ý định khởi nghiệp tại Ninh Bình hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư Bravolaw để nắm rõ thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Ninh Bình nhé!.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Ninh Bình
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc thù riêng, do đó, hồ sơ thành lập cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Để quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bạn được thuận lơi, nhanh chóng bạn cần chuẩn bị đầy đủ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản với:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Khi thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau khi thành lập công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Ninh Bình
Sau khi đầy đủ hồ sơ, bạn thực hiện các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ
Một là, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh tại Ninh Bình.
Hoặc nếu trong giai đoạn dịch bệnh việc đi lại khó khăn; bạn không thể nộp trực tiếp thì có thể nộp qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Sau đó, đối chiếu hồ sơ với bản cứng và nhận kết quả. Tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký hoá đơn điện tử; và mua chữ ký số để kê khai thuế theo quy định.
Bước 2: Hoàn tất các thủ tục còn lại
Sau khi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấy GCN ĐKKD cho bạn bạn cần hoàn tất một số thủ tục để doanh nghiệp như:
- Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký.
- Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
- Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng.
- Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử.
- Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài
- Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
Những câu hỏi thường gặp
Việc thành lập doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều thời gian; nếu bạn chuẩn bị được đầy đủ và hợp lệ hồ sơ thành lập doanh nghiệp; thì sau 03 ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ; bạn sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một trong những điều kiện tiên quyết để một người có thể thành lập doanh nghiệp là phải đủ từ 18 tuổi trở lên. Do đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có thể thành lập doanh nghiệp; có đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Doanh nghiệp Việt Nam được đặt tên nước ngoài. Tuy nhiên, phải chú ý một số điều như: tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài phải là tên được dịch từ tên Tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh; tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp phải in hoặc viết nhỏ hơn tên Tiếng Việt…
Doanh nghiệp FDI không có khái niệm cụ thể; tuy nhiên, bạn có thể hiểu là:
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp FDI có 02 dạng: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Bravolaw muốn chia sẻ tới quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn hay muốn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến Zalo và Hotline: 1900 6296 để được tiếp nhận.