Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Trường Hợp Giảm Vốn Điều Lệ Công Ty Cổ Phần

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và trên thế giới không ổn định do ảnh hưởng của dịch bệnh thì nhiều doanh nghiệp phải duy trì hoạt động của mình bằng cách thu nhỏ quy mô hoạt động và giảm vốn điều lệ. Trong bài viết này, Luật Bravolaw sẽ cung cấp cho bạn đọc những trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020.

1. Căn cứ pháp lý

2. Các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp thì trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần như sau:

“5. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.”

–  Trường hợp giảm vốn điều lệ do công ty cổ phần hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông

Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định về loại tài sản được sử dụng để hoàn trả phần vốn góp cho cổ đông.

Căn cứ quy định nêu trên, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp được thực hiện nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:

–  Trường hợp giảm vốn điều lệ do công ty cổ phần mua lại số cổ phần đã phát hành

Việc giảm vốn điều lệ do công ty mua lại số cổ phần đã phát hành được thực hiện khi có yêu cầu của cổ đông công ty hoặc theo quyết định của công ty.

– Trường hợp giảm vốn điều lệ do công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 132 Luật doanh nghiệp)

Điều 132 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.”

Như vậy, việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông chỉ áp dụng đối với cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Đồng thời, cổ đông nêu trên phải có yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại và yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết.

– Trường hợp giảm vốn điều lệ do công ty mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Điều 133 Luật doanh nghiệp)

Theo quy định tại Điều 133 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

–  Trường hợp giảm vốn điều lệ do các cổ đông không thanh toán đủ và đúng thời hạn theo quy định

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì cổ đông công ty phải có nghĩa vụ thành toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần đã đăng ký mua thì công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Như vậy, chậm nhất trước 120 ngày và sau 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập.

Trường hợp quá thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, công ty thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trường hợp này, hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Xem thêm bài viết: Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần theo quy định pháp luật mới nhất

Trên đây là những quy định của Luật Doanh nghiệp về các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với Luật Bravolaw theo số 1900 6296 để được tư vấn và hỗ trợ.

Rate this post
Exit mobile version