Có nhiều chủ thể hay băn khoăn về vấn đề lựa chọn giữa việc nên thành lập công ty con hay chi nhánh. Ngoài những điểm khác nhau giữa hai hình thức thì thực tế cả hai hình thức công ty con và chi nhánh đề có thể thực hiện các chức năng như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên,… Bài viết này Luật Bravolaw sẽ đưa ra những ý kiến để cho các bạn dễ phân biệt cũng như tư vấn nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Thế nào là công ty con, chi nhánh theo quy định?
Công ty con được hiểu là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy, một công ty có thể có nhiều công ty con nhưng một công ty con chỉ có một công ty mẹ.
Mối quan hệ giữa công ty con và công ty mẹ như sau:
- Đây là hai công ty độc lập có pháp nhân kinh tế đầy đủ và riêng biệt
- Công ty mẹ có quan hệ mật thiết về lợi nhuận liên quan đến hoạt động của công ty con
- Công ty mẹ chi phối tới hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu, quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, quyền quản lý và điều hành.
- Công ty con có thể là công ty mẹ của doanh nghiệp khác
- Công ty mẹ có chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với công ty con
- Chi nhánh được biết tới là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh tại chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty.
Công ty con và chi nhánh khác nhau như thế nào?
Công ty con và chi nhánh có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, văn bản xác nhận tư cách chủ thể
- Công ty con: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Chi nhánh: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Thứ hai, tư cách pháp nhân
- Công ty con: Có tư cách pháp nhân
- Chi nhánh: Không có tư cách pháp nhân
Thứ ba, vốn điều lệ
- Công ty con: Có vốn điều lệ, ghi nhận trong GCN đăng ký kinh doanh
- Chi nhánh: Không có vốn điều lệ
Thứ tư, trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản
- Công ty con: Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
- Chi nhánh: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ
Thứ năm, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Công ty con: Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.
- Chi nhánh: Được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN
Thứ sáu, mã số thuế
- Công ty con: Được cấp một mã số độc lập.
- Chi nhánh: Được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp
Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Tùy vào mục đích của mỗi chủ thể mà đưa ra quyết định thành lập công ty con hay là mở chi nhánh. Bởi thành lập công ty con sẽ phù hợp với việc công ty mẹ muốn đầu tư để kiếm lợi nhuận ở ngành nghề mới mà không để ảnh hưởng tới công ty mẹ. Trong khi đó, việc thành lập chi nhánh công ty sẽ phù hợp với những công ty muốn mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp tại một địa phương hoặc một nước mới, mà chi nhánh đó vẫn thuộc sự kiểm soát và thực hiện các chức năng giống với công ty thành lập.
Trên đây là các nội dung tư vấn nên thành lập công ty con hay chi nhánh. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn thành lập công ty miễn phí vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp.