Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào? Các trường hợp nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh? Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin gì, các bước đăng ký thay đổi và hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ tư vấn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
1. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì thủ tục thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị những thông tin đăng ký kinh doanh cần thay đổi
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi nhiều nội dung đăng ký kinh doanh khác nhau như: Tên gọi, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thành viên công ty hay người đại diện theo pháp luật,… Vì vậy, trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định rõ các nội dung cần thay đổi. Doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi một hoặc nhiều nội dung đăng ký kinh doanh trong cùng một thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh được quy định theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Đối với mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khác nhau sẽ yêu cầu những thành phần hồ sơ khác nhau.
Bước 3: Nộp hồ sơ thay
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, nộp phí thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và nhận kết quả
Trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp bổ sung thông tin và nộp lại từ đầu.
2. Các trường hợp bắt buột thay đổi đăng ký kinh doanh
Một số thông tin quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp/công ty, mà còn quyết định các thủ tục, thương hiệu, chi phí, thuế và nhiều nghĩa vụ trách nhiệm cần thực hiện. Vì vậy doanh nghiệp cần xác định các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kịp thời và đúng quy định. Bên dưới là các trường hợp bắt buột cần phải thay đổi đăng ký kinh doanh
– Thay đổi tên công ty
– Thay đổi địa chỉ công ty
– Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Thay đổi người đại diện theo pháp luật
– Thay đổi vốn điều lệ
– Thay đổi mẫu dấu công ty
3. Doanh nghiệp/công ty thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trường hợp doanh nghiệp/công ty có thể nộp thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng bằng cách nộp hồ sơ trên trang trực tuyến tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Xem thêm bài viết: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
4. Các trường hợp không phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thay đổi thông tin cổ đông trong công ty cổ phần
- Thay đổi cổ đông sáng lập (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định)
Trên đây là tư vấn về thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất Khi công ty/doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ với Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để chúng tôi hỗ trợ quý khách hàng nhanh chóng và kịp thời nhất!