thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản so với thành lập các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể bị giới hạn về số lượng lao động, số lượng địa điểm kinh doanh,… Do đó bạn cần biết các quy định này trước khi đăng ký.

Các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Quy định về hộ kinh doanh cá thể

Định nghĩa hộ kinh doanh cá thể tại Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh đơn giản, không có nhiều nhu cầu sử dụng lao động cũng như mở rộng quy mô kinh doanh. Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh rắc rối thủ tục thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…

Các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

So với các loại loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các điều sau:

Trách nhiệm pháp lý hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh, cá nhân thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật của các thông tin trong hồ sơ đăng ký. Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động của hộ kinh doanh Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được sử dụng là 9 người. Nếu quá số lượng này thì sẽ phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên đến Nghị định 01/2021/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 04/01/2021), nội dung này đã được lược bỏ, hộ gia đình không còn bị giới hạn số lượng lao động như trước.

Địa điểm đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Địa điểm đăng ký kinh doanh không phải là chung cư để ở hay thuộc khu quy hoạch của nhà nước.

=>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh

Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh trừ các trường hợp sau đây:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Cách đặt tên hộ kinh doanh

Cũng như thành lập công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng bắt buộc cũng phải có tên riêng và có 2 thành tố đó là hộ kinh doanh + tên riêng.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Ngoài ra khi đặt tên hộ kinh doanh cũng cần lưu ý sau:

  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Trên đây là quy định các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Rate this post
Bạn đang xem Các lưu ý cần biết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc Cac luu y can biet khi thanh lap ho kinh doanh ca the trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap