thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Văn bản mẫu doanh nghiệp » Các quyền góp vốn, hạn chế sở hữu chéo trong công ty tại Việt Nam

Các quyền góp vốn, hạn chế sở hữu chéo trong công ty tại Việt Nam

Hiện nay các nhà đầu tư Việt Nam thường đầu tư vào nhiều công ty và đứng làm người đại diện pháp luật nhiều doanh nghiệp như theo Luật Doanh Nghiệp 2014 điều đó sẽ bị hạn chế như sau:

THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY

THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY

Điều 189. Công ty mẹ, công ty con (Luật doanh nghiệp 2014)

  1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  3. b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  4. c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
  5. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
  6. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
  7. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty

  1. Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
  2. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.
  3. Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.
  4. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.
  5. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp.
  6. Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về các quyền sở hữu trong doanh nghiệp vui lòng liên hệ BRAVOLAW để được tư vấn nhanh nhất

Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 19006296

Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 19006296

Hotline: 19006296 

Email: [email protected]

5/5 - (3 bình chọn)
Tags: ,
Bạn đang xem Các quyền góp vốn, hạn chế sở hữu chéo trong công ty tại Việt Nam hoặc Cac quyen gop von, han che so huu cheo trong cong ty tai Viet Nam trong Văn bản mẫu doanh nghiệp

Bài viết liên quan :

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap