Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu không? Câu hỏi này có lẽ rất nhiều bạn đặt ra khi công ty của bạn tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh. Để giải quyết thắc mắc của các bạn luật Bravo xin đưa ra các trường hợp phải thay đổi con dấu khi thay đổi đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014 như sau:
- Thay đổi tên công ty
- Thay đổi trụ sở chính khác quận
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp
- Thay đổi hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp
- Thay đổi hình thức nội dung, số lượng con dấu theo Nghị định 96/2015 quy định về con dấu doanh nghiệp
1. Thay đổi tên công ty
Đây là nhu cầu của khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp hơn với chiến lược của công ty, đặc thù của thị trường và đặc biệt để khách hàng yêu mến hơn. Trước khi đổi tên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem mình đặt tên công ty đúng theo quy định chưa? Tên công ty có trùng hay không?Sau khi nhận giấy phép thay đổi tên công ty, quý doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau: thay đổi con dấu công ty, làm thông báo gửi lên cơ quan thuế, gửi thông báo đến các cơ quan hữu quan mà công ty có giao dịch như: điện lực, ngân hàng….
Lưu ý: nếu doanh nghiệp không đổi tên công ty bằng tiếng Việt mà chỉ bổ sung tên công ty bằng tiếng Anh hoặc tên viết tắt thì doanh nghiệp không cần đổi con dấu
2. Thay đổi trụ sở khác quận
Chuyển sang một địa điểm khác để phù hợp hơn với tình hình hoạt động, với khách hàng là một điều nên làm. Nhưng trước khi thay đổi bạn nên quan tâm đến các quy định về đặt trụ sở công ty (chung cư không thể đặt làm trụ sở doanh nghiệp).
Nếu chuyển địa chỉ cùng quận, doanh nghiệp chỉ cần làm thông báo lên cơ quan thuế và cơ quan hữu quan về việc chuyển địa chỉ trụ sở: điện lực, bưu chính, viễn thông, internet…
Nếu chuyển địa chỉ khác quận, doanh nghiệp cần làm thủ tục: Thay đổi con dấu công ty, làm thông báo lên cơ quan thuế và làm thủ tục chuyển quận quản lý thuế, thông báo với các cơ quan hữu quan….
3. Thay đổi loại hình công ty
Các trường hợp thay đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến việc phải thay đổi con dấu do nội dung hình thức doanh nghiệp đã thay đổi.
-Từ cổ phần sang TNHH và ngược lại.
4. Với các trường hợp chưa hợp nhất Đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế làm 1 thì thay đổi nào cũng phải làm thay đổi con dấu.
– Còn lại các trường hợp thay đổi khác doanh nghiệp của bạn không cần thay đổi con dấu công ty.
– Khi buộc phải thay đổi con dấu bạn cần tiến hành các thủ tục như sau:
Hồ sơ (1 bộ) bao gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước
+ Văn bản nêu rõ lý do.
Địa điểm nộp:
– Nộp hồ sơ khắc dấu tại cơ sở khắc dấu được cấp phép và tiến hành công bố mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư theo luật doanh nghiệp 2014
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận hẹn trả dấu trao cho người nộp.
– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
đê ngươi đên nôp hô sơ lam lai cho kip thời.
* thời gian tiếp nhận, trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Để hiểu rõ hơn về các trường hợp buộc phải thay đổi con dấu công ty, hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo số để được tư vấn miễn phí 24/24 hoặc liên hệ theo địa chỉ
Bạn đang xem Các trường hợp phải thay đổi con dấu khi thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc Cac truong hop phai thay doi con dau khi thay doi dang ky kinh doanh trong Thay đổi con dấuLiên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVO
Địa chỉ: P1707, Tòa nhà 17T9 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa-Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 6296
Email: [email protected]