Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp. Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp cần chú ý thực hiện các thủ tục, thông báo theo quy định, giúp đồng bộ thông tin trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết Các vấn đề sau khi chuyển đổi loại hình mà doanh nghiệp cần chú ý qua bài viết dưới đây.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp cho phù hợp với số lượng thành viên và chiến lược phát triển của công ty. Sau khi chuyển đổi, công ty đó sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Chuyển đổi loại hình sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh, đồng thời giải quyết các rắc rối pháp lý. Ngoài ra, việc chuyển đổi mẫu hình doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không phải giải thể công ty nếu như không đủ số lượng thành viên tối thiểu mà pháp luật quy định.
Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình công ty này sang loại hình công ty khác theo các trường hợp dưới đây:
- Chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên
- Chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên
- Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
- Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên
- Chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên
- Chuyển đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên
Các vấn đề sau khi chuyển đổi loại hình mà doanh nghiệp cần chú ý
Sau khi chuyển đổi loại hình thành công, doanh nghiệp vẫn cần phải tiến hành thực hiện thủ tục cấp đổi con dấu, thay đổi hóa đơn, thông báo đến cơ quan thuế theo quy định của pháp luật:
Cần quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại mà công ty sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thì không cần làm thủ tục quyết toán.
Thay đổi hóa đơn theo thông tin doanh nghiệp hiện tại
Sau khi chuyển đổi loại hình, thông tin doanh nghiệp cũng sẽ khác với trước đây. Do đó doanh nghiệp cần chuyển sang dùng hóa đơn mới theo các bước sau:
- Hủy hóa đơn đơn chưa sử dụng;
- Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn.
Trong trường hợp doanh nghiệp còn hóa đơn và muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì cần phải làm các thủ tục sau:
- Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng;
- Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Thay đổi mẫu con dấu
Do nội dung con dấu của doanh nghiệp bao gồm tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Như vậy, khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Sau khi khắc con dấu mới, công ty phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng.
Thay đổi thông tin tài sản của doanh nghiệp
Các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp cũng nên thay đổi theo tên doanh nghiệp hiện tại, bao gồm:
- Thay đổi thông tin giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
- Thay đổi thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
Sau khi chuyển đổi loại hình công ty, đương nhiên tên doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi cho nên cần thông báo đến các cơ quan liên quan về sự thay đổi tên doanh nghiệp cũng như sự thay đổi loại hình của doanh nghiệp.
Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Trên đây là các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp hay tư vấn thành lập công ty. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục này, Quý khách hàng có thể liên hệ 1900 6296 với Luật Bravolaw để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ tốt nhất.
Bạn đang xem Các vấn đề sau khi chuyển đổi loại hình mà doanh nghiệp cần chú ý hoặc Cac van de sau khi chuyen doi loai hinh ma doanh nghiep can chu y trong Chuyển đổi doanh nghiệp