Trong nội dung của những bài viết trước Luật Bravolaw đã chia sẻ tới quý doanh nghiệp chi tiết về thủ tục thành lập của các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Còn nội dung bài viết hôm nay Luật Bravolaw sẽ đi sâu vào các thủ tục sau khi thành lập công ty – điều mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua hoặc còn thiếu sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản cho phòng đăng ký kinh doanh
Thực tế hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp mới phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên đa phần các công ty đều chủ động mở tài khoản bởi điều này:
- Giúp doanh nghiệp nhận được khoản khấu trừ thuế VAT đầu vào.
- Chứng minh tính hợp lệ của những hóa đơn tài chính trên 20 triệu đồng.
- Tiến hành nộp thuế môn bài theo hình thức nộp thuế điện tử (hiện cơ quan thuế không nhận tiền thuế của doanh nghiệp qua chuyển khoản hay trực tiếp nữa).
Khi mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp cần lưu ý:
- Chuẩn bị kỹ hồ sơ (theo hướng dẫn của ngân hàng) kèm lệ phí để mở tài khoản ngân hàng (thường là 1 triệu đồng).
- Lựa chọn ngân hàng lớn, có chi nhánh/ văn phòng phủ khắp cả nước để tiện giao dịch trong lúc hoạt động.
- Khi đã có tài khoản ngân hàng đơn vị phải thông báo số tài khoản với Sở kế hoạch đầu tư trong vòng 30 ngày đầu. Nếu thông báo chậm trễ mức phạt hành chính có thể lên tới 2 triệu đồng.
Đăng ký và mua chữ ký điện tử để thực hiện các thủ tục online
Hiện nay nhiều thủ tục pháp lý trong kinh doanh được số hóa nhằm giảm gánh nặng pháp lý cho doanh nghiệp. Nhưng để thực hiện được các giao dịch điện tử doanh nghiệp buộc phải đặt mua chữ ký số và đăng ký chứng thực chữ ký với nhà cung cấp (VNPT, Viettel,…). Chữ ký này có giá trị tương đương với con dấu tròn của doanh nghiệp.
Các giấy tờ cần chuẩn bị để có được chữ ký điện tử gồm:
- 01 Giấy phép kinh doanh bản sao
- 01 Chứng minh thư bản sao của người đại diện.
Mức phí tạo chữ ký số phụ thuộc vào nhà cung cấp. Để tiết kiệm công sức, thời gian đi lại doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật Bravolaw để mua chữ ký số với giá rẻ kèm hướng dẫn sử dụng để kê khai thuế.
Làm con dấu riêng của công ty và công khai mẫu dấu
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty mới thành lập sẽ phải sở hữu con dấu riêng để dùng cho mục đích giao dịch sau này. Do đó thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty là làm con dấu.
Tại điều 44 cũng ghi rõ đơn vị được toàn quyền quyết định mẫu, nội dung và số lượng dấu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên phải đảm bảo thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp trên dấu. Trước khi sử dụng dấu phải công khai mẫu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện:
– Doanh nghiệp nộp bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh đến cơ sở khắc dấu
– Cơ sở khắc dấu khắc xong chuyển cho công an tỉnh để xác minh
– Doanh nghiệp nhận dấu, gửi thông báo lên phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai sau đó sử dụng con dấu bình thường.
Khai báo thuế và nộp thuế môn bài theo quy định
Khai báo và nộp thuế môn bài là việc doanh nghiệp cần chủ động thực hiện sau khi đăng ký thành lập mới thành công. Theo đó doanh nghiệp cần:
- Khai báo và nộp thuế môn bài trong thời hạn 10 ngày đầu sau khi có GPKD. Nếu đơn vị chưa hoạt động sản xuất ngay thì thời hạn là 30 ngày.
- Những năm sau đó nộp chậm nhất vào 30/1 hàng năm, chu kỳ nộp thuế môn bài 1 lần/năm.
- Mức thuế: Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ, từ 10 tỷ trở xuống và chi nhánh kinh doanh đóng mức thuế lần lượt là 3 triệu, 2 triệu và 1 triệu đồng. Lưu ý với doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/7 chỉ phải nộp 50% mức thuế trên.
Ngoài thuế môn bài, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến thuế TNDN, thuế GTGT. Tuy nhiên 2 loại thuế này doanh nghiệp sẽ đóng khi phát sinh hoạt động giao dịch sau này.
Đề nghị tự in và đặt in hóa đơn
Thủ tục tiếp theo sau khi thành lập doanh nghiệp là làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn tự in trong trường hợp chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hồ sơ bao gồm:
- 01 Giấy phép kinh doanh bản sao.
- 01 Bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự tin theo mẫu.
Thời gian xử lý hồ sơ là 2 ngày từ khi nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp. Trong 2 ngày này cán bộ thuế sẽ trực tiếp đến trụ sở DN để kiểm tra tình hình hoạt động thực tế. Do đó đơn vị cũng cần đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cùng giấy tờ pháp lý theo quy định.
2 ngày tiếp theo cán bộ thuế cần có ý kiến về đơn đề nghị của doanh nghiệp, nếu không có ý kiến doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn tự in mà không vi phạm pháp luật.
Treo biển hiệu của công ty tại trụ sở kinh doanh
Thủ tục cuối cùng là treo biển hiệu của công ty tại trụ sở chính. Trước khi treo doanh nghiệp cần đảm bảo các nội dung được thể hiện đầy đủ trên biển gồm: Tên công ty, mã số thuế của công ty, địa chỉ trụ sở chính và thông tin liên hệ (thường là số điện thoại, website, email, số fax,…)
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bravolaw về các thủ tục sau khi thành lập công ty. Hiện tại Luật Bravolaw đang cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh mới trọn gói, cam kết thành công. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ theo số 1900 6296 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp của chúng tôi.
Bạn đang xem Cần làm gì sau khi thành lập công ty? Tìm hiểu thủ tục sau thành lập doanh nghiệp mới hoặc Can lam gi sau khi thanh lap cong ty? Tim hieu thu tuc sau thanh lap doanh nghiep moi trong Thành Lập Công Ty