thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Chia tách doanh nghiệp » Chia doanh nghiệp là như thế nào?

Chia doanh nghiệp là như thế nào?

chia doanh nghiep

Thủ tục chia doanh nghiệp

Hẳn còn nhiều bạn vẫn mơ hồ về hai khái niệm chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp. Trong trường hợp nào thì nên chia doanh nghiệp, trường hợp nào thì tách doanh nghiệp. Sau đây Bravolaw sẽ cùng bạn giải đáp các vướng mắc về việc chia doanh nghiệp như sau:

1. Đối tượng thực hiện:

Chỉ áp dụng công ty TNHH và công ty cổ phần
Công ty TNHH có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty TNHH khác. Công ty cổ phần có thể được chia thành hai hoặc nhiều công ty cổ phần khác. Sau khi chia xong thì công ty bị chia ngừng hoạt động và các công ty được chia bắt đầu hoạt động. Các công ty sau khi chia và vẫn liên đới chịu trách nhiệm của công ty trước khi chia.

2. Chia công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành nhiều công ty

Khi đó các thành viên công ty mới thành lập sẽ được phân chia như sau:

  • Tất cả thành viên của công ty bị chia đều là thành viên của các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia;
  • Các thành viên của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm thành viên của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các nhóm thành viên này phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí.

3. Chia công ty TNHH một thành viên, thì chủ sở hữu công ty bị chia vẫn là chủ sở hữu của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia.

4. Chia công ty Cổ phần thành nhiều công ty

Khi đó các cổ đông công ty mới được thành lập từ công ty bị chia sẽ được xử lý như sau:

  • Tất cả các cổ đông của công ty bị chia đều là cổ đông của công ty mới được thành lập từ công ty bị chia;
  • Các cổ đông của công ty bị chia được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đông của các công ty mới thành lập từ công ty bị chia. Việc chia các cổ đông của công ty bị chia thành các nhóm này phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
    Cổ đông phản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành các nhóm tương ứng có quyền yêu cầu công ty bị chia mua lại cổ phần của mình trước khi thực hiện chia công ty.

5. Nghĩa vụ đối với các khoản nợ của công ty bị chia

Tất cả các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia. Trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới thành lập từ công ty bị chia có thoả thuận khác.
Khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì chủ nợ có quyền yêu cầu một trong các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia thanh toán. Công ty được yêu cầu phải thanh toán khoản nợ đến hạn đó, đồng thời có quyền yêu cầu các công ty còn lại hoàn trả lại phần tương ứng mà họ phải gánh chịu.

Các thủ tục về chia tách doanh nghiệp thực sự rất phức tạp. Bravolaw cung cấp dịch vụ chia tách doanh nghiệp sẽ giúp các bạn đơn giản và nhanh chóng hơn để hoàn thành các thủ tục. Nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất!

Chi tiết liên hệ –

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVO

Địa chỉ: P1707, Tòa nhà 17T9 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa-Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900 6296

Email: [email protected]

5/5 - (3 bình chọn)
Bạn đang xem Chia doanh nghiệp là như thế nào? hoặc Chia doanh nghiep la nhu the nao? trong Chia tách doanh nghiệp

Bài viết liên quan :

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap