thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Con dấu doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Con dấu doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Con dấu là phương tiện được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, hợp đồng mà nó đóng lên. Vậy con dấu doanh nghiệp theo quy định pháp luật gồm những nội dung gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé!

Con dấu doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN 2020).

Pháp luật điều chỉnh con dấu doanh nghiệp

Trước đây, Nghị định 58/2001/NĐ-CP có quy định như sau:

Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.

Tuy nhiên hiện nay, Nghị định 58/2001/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu. Việc quản lý và sử dụng con dấu được đăng ký, hoạt động theo quy định của LDN 2020 và Luật đầu tư 2020 mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.

Mẫu con dấu của doanh nghiệp được quy định thế nào?

Thẩm quyền quyết định

Theo Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, trừ Điều lệ công ty có quy định khác thì thẩm quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung, mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
  • Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.

Mẫu con dấu công ty

Mẫu con dấu công ty được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

==>>>>>> Xem thêm Dịch vụ khắc dấu

Nội dung con dấu

Trong nội dung mẫu con dấu phải có thông tin về mã số và tên doanh nghiệp. Ngoài ra có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu. Tuy nhiên việc bổ sung này không được vi phạm các điều cấm được quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Những điều cấm về con dấu

Không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

  • Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
  • Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Điều kiện sử dụng con dấu

Điều 43 LDN 2020 quy định điều kiện sử dụng con dấu như sau:

Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu, thay đổi số lượng con dấu của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung thông báo bao gồm:

  • Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
  • Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp

Theo khoản 3 Điều 43 LDN 2020, việc quản lý, sử dụng và lưu giữ thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa các bên.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Rate this post
Bạn đang xem Con dấu doanh nghiệp theo quy định pháp luật hoặc Con dau doanh nghiep theo quy dinh phap luat trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap