Thành lập công ty có thể xem là chuỗi các hoạt động đi kèm với những thủ tục pháp lý riêng biệt. Để có thể đưa công ty của mình đi vào hoạt động chuyên nghiệp và đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý, bạn cần phải hiểu và xác định được thủ tục sau khi thành lập công ty của mình. Cùng Luật Bravolaw điểm qua một số công việc cụ thể thủ tục sau thành lập doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Đăng ký Thuế và nộp lệ phí môn bài
Điều không thể bỏ qua trong danh sách thủ tục sau khi thành lập công ty đó là đóng thuế. Lệ phí môn bài hay thuế môn bài là một sắc thuế trực thu hằng năm mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Mức thuế môn bài của doanh nghiệp mới thành lập thường được xác định dựa trên mức vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mức thu được tính như sau:
– Đối với doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ Việt Nam đồng: 3.000.000VNĐ/năm
– Đối với doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ Việt Nam đồng: 2.000.000VNĐ/năm
Ngoài lệ phí môn bài bắt buộc phải đóng sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn còn phải đóng các loại thuế khác tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của mình như: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế giá trị gia tăng; Thuế xuất nhập khẩu; Thuế tài nguyên; Thuế tiêu thụ đặc biệt… Việc quan trọng là bạn phải xác định được hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình yêu cầu phải đóng loại thuế nào phù hợp.
Làm con dấu, bảng hiệu doanh nghiệp
Một trong thủ tục sau thành lập doanh nghiệp đó là làm con dấu và treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Theo điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thì biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.
Trong đó, tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có).
Con dấu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 do doanh nghiệp quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp.
Trên đây là hai trong số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp mà bạn không thể bỏ qua. Chi tiết hơn về vấn đề này, cũng như cách thức tiến hành các thủ tục này hay tư vấn thành lập công ty , bạn có thể trực tiếp liên hệ với đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của chúng tôi theo số 1900. 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bạn đang xem Điểm danh các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp hoặc diem danh cac thu tuc sau thanh lap doanh nghiep trong Thành Lập Công Ty