thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước

Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước là một phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Chúng góp phần không nhỏ đưa kinh tế Việt Nam phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước, xin hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Bravolaw.

Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là gì ?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHHcông ty cổ phần, bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Thông thường, công ty nhà nước chủ yếu hoạt động kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội như dịch vụ bưu chính công chính; hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện,… hoặc những ngành cần ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt trong các ngành đòi hỏi có sự đầu tư lớn, ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Do đó phải đáp ứng các điều kiện chung khi thành lập công ty .

Ngoài ra, khi xem xét, quyết định thành lập công ty nhà nước, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét trên các tiêu chí, điều kiện sau:

  • Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước phải có tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước. Đồng thời đáp ứng yêu cầu công nghệ và quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường.
  • Mức vốn điều lệ phải phù hợp với quy mô ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định. Phải có chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn được cấp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật.
  • Có xác nhận đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước

Bước 1: Lập đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Theo pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước phải là người đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu là Nhà nước, trong đề nghị thành lập doanh nghiệp cần xác định rõ lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư để đạt hiệu quả với mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra.

Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước gồm những văn bản, tài liệu sau:

  • Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước
  • Đề án thành lập doanh nghiệp.
  • Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn vốn và mức vốn điều lệ được cấp.
  • Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sửx dụng đất.
  • Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp.
  • Bản thuyết minh về các giải pháp bảo vệ môi trường.

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước phải gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.

Bước 2: Quy trình thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước

Sau khi nhận đủ hồ sơ, tùy thuộc theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp dự kiến, người có thẩm quyền phải lập Hội đồng thẩm định. Dựa trên các tiêu chí thẩm định, Hội đồng có trách nhiệm xem xét kỹ các điều kiện cần thiết đối với việc thành lập doanh nghiệp nhà nước đã nêu trong hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.

Sau khi xét các nội dung của hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, mỗi thành viên Hội đồng có quyền phát biểu ý kiến. Chủ tịch Hội đồng sẽ tiến hành tổng hợp các ý kiến, và lập báo cáo thẩm định để trình cấp có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước ký quyết định thành lập và phê chuẩn điều lệ. Trong trường hợp không chấp nhận thành lập thì trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký quyết định, các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành việc bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp Nhà nước.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh

Sau khi có quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Sở Kế hoạc và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước gồm:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước đã có hiệu lực pháp luật.
  • Điều lệ doanh nghiệp đã được phê duyệt.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc hoặc giám đốc.

Bước 5: Công bố công khai về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phải công bố công khai về việc thành lập trên báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đặt chủ sở chính tối thiểu 5 số báo liên tiếp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.

Trong trường hợp được sự đồng ý của người ký quyết định thành lập công ty nhà nước thì doanh nghiệp không phải đăng báo và phải được ghi nhận trong quyết định thành lập doanh nghiệp.

Nội dung công bố công khai gồm

  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp Nhà nước.
  • Thông tin cơ bản của Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp
  • Thông tin cơ bản của doanh nghiệp: Số tài khoản ngân hàng, vốn điều lệ tại thời điểm thành lập, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời điểm bắt đầu hoạt động và thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tên cơ quan ký quyết định thành lập doanh nghiệp; số, ngày ký quyết định.

Trên đây là những thông tin tóm tắt về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước. Nếu bạn đang cần hỗ trợ và tư vấn về điều kiện và thủ tục thành lập công ty, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Luật Bravolaw để được trợ giúp qua số 1900 6296.

Rate this post
Bạn đang xem Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước hoặc dieu kien va thu tuc thanh lap doanh nghiep nha nuoc trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap