thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty » Giải đáp Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, con Dấu, Thay đổi ĐKKD nước ngoài

Giải đáp Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, con Dấu, Thay đổi ĐKKD nước ngoài

HỎI – ĐÁP NHANH VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP, LUẬT ĐẦU TƯ 2014  

 

Nhóm vấn đề liên quan đến đăng ký “tách” từ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư kiêm GCN ĐKKD thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư riêng, giấy chứng nhận ĐKDN riêng, bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp FDI, con dấu, điều lệ .v.v.

 

Đăng ký kinh doanh công ty, thay doi bo sung nganh nghe kinh doanhty

Đăng ký kinh doanh

  1. Hỏi: Không ít người trong chúng tôi (doanh nghiệp FDI) vẫn còn thắc mắc lắm là tại sao lại phải thực hiện “tách” một giấy thành hai giấy? Việc này để làm gì? có thuận lợi, khó khăn gì không?

Trả lời:

Việc chuyển đổi (tách) này đem lại những lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp vì những lý do chính sau đây:

  1. Tách hoạt động của pháp nhân với dự án. Từ nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự được đối xử bình đẳng y như doanh nghiệp trong nước về thành lập và hoạt động sản xuất, kinh doanh .v.v.
  2. Thuận lợi: nhanh chóng (chỉ trong 3 ngày) cho việc xử lý các vấn đề có liên quan như tăng, giảm vốn, thay đổi thành viên, thay đổi người đại điện theo pháp luật, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đối với các dự án có sai phạm đến mức độ phải thu hồi, không phải lo những tồn đọng hay hệ lụy phát sinh khi mà thu hồi dự án nghĩa là thu hồi pháp nhân như trước. Việc pháp nhân vẫn còn tồn tại giúp doanh nghiệp FDI có thể tiếp tục xử lý các tồn đọng, thậm chí là họ lập các dự án đầu tư khác, kể cả không có dự án thì cũng vẫn có thể kinh doanh như bình thường.
  3. Khó khăn, vướng mắc: thì cũng chỉ liên quan đến những Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư kiêm GCN ĐKKD đã cấp trước ngày 01/7/2015, còn sau ngày 01/7/2015 thì không còn vướng mắc việc này nữa, tất cả các doanh nghiệp sẽ đều được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN.

 

  1. Hỏi: Việc “tách” thành hai giấy như vậy, phần ĐKKD có phải đơn thuần là “chép” lại phần ĐKKD trong Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKDN hay không?

Trả lời: Không phải đơn thuần là việc chép lại. Việc tách thành hai giấy như vậy giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các hoạt động kinh doanh như đã giải thích ở câu 1.

 

  1. Hỏi: Như vậy sau khi “tách”, doanh nghiệp FDI phải sử dụng đồng thời cả hai giấy chứng nhận?

Trả lời: Đúng như vậy.

 

  1. Hỏi: Như vậy Doanh nghiệp có phải thay đổi con dấu khi “tách” một giấy thành hai giấy hay không?

Trả lời: Doanh nghiệp không phải thay đổi con dấu đang sử dụng hợp pháp.

 

  1. Hỏi: Trong trường hợp mà doanh nghiệp cũng muốn thay đổi con dấu luôn thì phải làm thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp doanh nghiệp cũng muốn thay đổi con dấu luôn thì doanh nghiệp phải thực hiện theo điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014*. Thay vì trước kia con dấu doanh nghiệp do nhà nước quy định, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định đó thì từ nay, doanh nghiệp được tự quyết định về con dấu. Doanh nghiệp phải bổ sung vào điều lệ của mình điều khoản mà doanh nghiệp quy định về con dấu của mình. Sau đó, doanh nghiệp làm con dấu mới đồng thời với việc nộp con dấu cũ và Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an (nơi đã cấp ra Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu). Doanh nghiệp gửi Thông báo mẫu con dấu đến cơ quan ĐKKD để cơ quan này đăng tải Thông báo mẫu con dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn

 

  1. Hỏi: Có đúng là Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKDN chỉ cấp cho nhà đầu tư nước ngoài? Sắp tới còn cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKDN nữa không?

Trả lời:

+ Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKDN (đã từng được cấp theo các Luật cũ) cấp cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, số lượng Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKDN cấp cho nhà đầu tư trong nước rất ít, cơ bản do nhận chuyển nhượng vốn hoặc mua lại cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài .v.v. và khi đó, việc tách thành hai giấy cũng được thực hiện bình thường.

+ Tuy nhiên, đến ngày 01/7/2015, việc cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKDN đã chấm dứt. Tất cả các doanh nghiệp dù trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi đăng ký mới đều sẽ được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD riêng.

 

  1. Hỏi: Có phải là từ 01/7/2015, Giấy chứng nhận đầu tư được gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Trả lời: Đúng như vậy. Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được thay bằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm phản ánh đúng bản chất của loại giấy này là ghi nhận việc nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án, không phải là nhà nước xác nhận việc nhà đầu tư đã thực hiện dự án.

 

  1. Hỏi: Khi tách thành GCN ĐKDN riêng (khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giống như doanh nghiệp trong nước) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được bổ sung tất cả các ngành nghề kinh doanh giống như doanh nghiệp trong nước hay không? Doanh nghiệp FDI có thể tra cứu ở đâu về những lĩnh vực còn bị hạn chế này?

Trả lời: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế kinh doanh trong một số lĩnh vực theo các quy định tại các biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, các hiệp định đầu tư song phương và khu vực, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư 2014. Các doanh nghiệp có thể tra cứu việc rà soát các điều kiện trên cổng dangkykinhdoanh.gov.vn, các biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, các hiệp định đầu tư song phương và khu vực.

 

            9.Hỏi: Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh có đồng nghĩa với việc chúng tôi được thực hiện ngành nghề đó vào dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Trả lời: Các doanh nghiệp đã được cấp GCN đầu tư riêng, GCN ĐKKD riêng và cả các doanh nghiệp được chuyển từ GCN đầu tư/Giấy phép đầu tư đồng thời là GCN ĐKKD thành GCN Đầu tư riêng và GCN ĐKDN riêng từ ngày 01/7/2015 được bổ sung ngành nghề kinh doanh vào GCN ĐKDN.

 

            Như vậy, chẳng hạn, dự án đầu tư đã đăng ký và được nhà nước cấp đăng ký làm một ngành nghề cụ thể là ngành nghề A, nay muốn thay đổi thành ngành nghề B (hoặc bổ sung thêm ngành nghề B) thì thuộc trường hợp dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Lẽ dĩ nhiên, việc bổ sung vào dự án sẽ đơn giản chỉ là việc có hay không việc được thực hiện ngành nghề đó vào dự án đã được cấp hay không thôi mà không phải làm lại dự án từ đầu. Cũng có tình huống là doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh là được kinh doanh ngay mà không phải làm dự án (mới hay bổ sung dự án cũ).

Như vậy, việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp (pháp nhân) không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đương nhiên được thực hiện ngành nghề bổ sung đó vào dự án đầu tư đã được cấp GCN đầu tư/Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp mà ngành nghề đó lại được thực hiện trực tiếp tại dự án đầu tư đã được cấp thì đề nghị các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với cơ quan cấp GCN đầu tư/Giấy phép đầu tư để được hướng dẫn giải quyết.

Quý khách cần tư vấn thêm về Luật Doanh Nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 các nội dung về con dấu doanh nghiệp trong nước, đổi dấu do đổi số giấy chứng nhận đầu tư sang ĐKKD, Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Liên hệ ngay:

Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 1900 6296

Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 1900 6296

BRAVOLAW
Hotline: 19006296

5/5 - (3 bình chọn)
Tags: ,
Bạn đang xem Giải đáp Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, con Dấu, Thay đổi ĐKKD nước ngoài hoặc Giai dap Luat Doanh Nghiep, Luat dau tu, con Dau, Thay doi dKKD nuoc ngoai trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty

Bài viết liên quan :

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap