Giảm vốn điều lệ công ty ? Điều kiện Hồ sơ thủ tục giảm vốn điều lệ công ty như thế nào theo quy định pháp luật. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Bravolaw để hiểu rõ nhé.
Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ trong 03 trường hợp như sau:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại của Luật Doanh nghiệp;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định về loại tài sản được sử dụng để hoàn trả phần vốn góp cho cổ đông.
Căn cứ quy định nêu trên, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp được thực hiện nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Công ty chỉ được hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.
– Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi đã hoàn trả cho cổ đông, công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành
Việc giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành được chia thành hai trường hợp như sau:
a) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông
Luật Doanh nghiệp quy định:
“1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng”.
Như vậy, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông chỉ áp dụng đối với cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Đồng thời, cổ đông nêu trên phải có yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại và yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết.
b) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty được thực hiện với một số điều kiện sau đây:
– Công ty mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán
– Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo
– Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Luật doanh nghiệp nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
– Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Giảm vốn điều lệ trong trường hợp các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Theo quy định thì thành viên công ty phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn cụ thể về việc giảm vốn điều lệ như sau:
– Trường hợp quá thời hạn phải góp đủ vốn điều lệ như đã nêu trên mà thành viên công ty chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 60 ngày đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, 30 ngày đối với công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.
– Trường hợp quá thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, công ty thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp. Trong trường hợp này, hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh
Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện nay, công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty làm ăn thua lỗ.
Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.
- Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Bị khai trừ khỏi công ty.
- Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty. Nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn. Chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn. Và chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
- Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
- Vi phạm quy định tại Luật doanh nghiệp;
- Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác
- Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
Hậu quả pháp lý của thành viên hợp danh sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo trường hợp rút vốn hoặc bị khai trừ. Thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đối với các khoản nợ của công ty. Đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
Sau khi chấm dứt tư cách thành viên. Nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty. Thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ do giảm vốn điều lệ, công ty sẽ gửi hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đăng ký.
Hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc giảm vốn điều lệ. Nội dung thông báo theo quy định tại điều 44 nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 108/2018/NĐ-CP.
- Quyết định của Hội đồng thành viên
- Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên
- Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
Khi thực hiện giảm vốn điều lệ do thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn hoặc bị khai trừ. Công ty sẽ thực hiện thêm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp danh.
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo đăng ký thay đổi thành viên hợp danh.
- Giấy tờ chứng thực của thành viên hợp danh mới
- Quyết định của Hội đồng thành viên
- Bản sao Biên bản họp Hội đồng thành viên
- Giấy ủy quyền cho người nộp hộ.
- Giấy tờ chứng thực của người nộp hộ.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp.
Giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật doanh nghiệp.
Trên đây là quy định về giảm vốn điều lệ công ty. Hãy gọi ngay tới Bravolaw theo Hotline: 1900.6296 để được tư vấn và báo giá tốt nhất dịch vụ giảm vốn điều lệ công ty.
Bạn đang xem Giảm vốn điều lệ công ty ? Điều kiện, thủ tục và các trường hợp giảm vốn hoặc Giam von dieu le cong ty ? dieu kien, thu tuc va cac truong hop giam von trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty, Thay đổi vốn điều lệ