thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Hai công ty TNHH một thành viên có hợp nhất được với nhau không?

Hai công ty TNHH một thành viên có hợp nhất được với nhau không?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH MTV) là một trong những loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hoạt động kinh doanh lâu dài. Về cơ bản, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được pháp luật điều chỉnh và hướng dẫn rất cụ thể. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết chủ đề đang được doanh nghiệp quan tâm là hai công ty TNHH một thành viên có hợp nhất được với nhau không? qua bài viết dưới đây nhé.

Hai công ty TNHH một thành viên có hợp nhất được với nhau không?

Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên theo quy định hiện hành

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Đồng nghĩa với việc loại hình doanh nghiệp này chỉ phải chịu trách nhiệm trong giới hạn đã đăng ký khi thành lập. Tuy không có quyền phát hành cổ phần, tuy nhiên pháp luật cho phép chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức chứ không bắt buộc phải là cá nhân như doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Hợp nhất hai công ty TNHH một thành viên như thế nào?

Với tư cách pháp nhân riêng của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền được thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng dẫn của pháp luật và hoạt động hợp nhất doanh nghiệp chính là một trong số đó.

Đọc thêm bài viết: Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo định nghĩa tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020, hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Như vậy hai công ty TNHH một thành viên có thể hợp nhất với nhau bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Thủ tục thực hiện hoạt động này được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
  • Thành viên, chủ sở hữu công ty của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Chi tiết hơn về cách thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như những quy định xoay quanh vấn đề hợp nhất công ty TNHH một thành viên nói riêng cũng như cái loại hình doanh nghiệp khác nói chung, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật Bravolaw để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Rate this post
Bạn đang xem Hai công ty TNHH một thành viên có hợp nhất được với nhau không? hoặc Hai cong ty TNHH mot thanh vien co hop nhat duoc voi nhau khong? trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap