Với những ảnh hưởng lớn của “đại dịch covid 19” hiện nay. Việc giải thể công ty là điều mà không ai mong muốn. Ảnh hưởng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn đó là “domino” cho nền kinh tế. Tuy nhiên đó là giải pháp mà quy định Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp ứng biến với ảnh hưởng mà đại dịch mang lại.
Liên quan tới giải thể doanh nghiệp nên Bravolaw xin chia sẻ các thông tin chung. về giải thể và các bước giải thể một công ty. Hy vọng giúp các bạn có thể thoả mãn được các vướng mắc của mình.
Bài viết mới:
- Ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập theo loại hình doanh nghiệp
- Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa nhanh nhất
- Thành lập trường mầm non tư thục
Hướng dẫn giải thể công ty
Bước 1: Bạn đăng bố cáo giải thể
Tiên hành đăng bố cáo giải thể lên website của công ty, của các tờ báo giấy hoặc báo điện tử đều được.
Bước 2: Đóng tài khoản ngân hàng lại.
Bước 3: Làm việc với cơ quan thuế
Tiến hành làm việc với cơ quan thuế, đây là việc làm khó nhất của việc giải thể, hồ sơ rườm rà và bạn có thể bị phạt thuế khi họ quyết toán, thường thì ít doanh nghiệp nào làm đúng hết các nghĩa vụ thuế nên khi bạn giải thể kiểu gì cũng có thể bị phạt một số tiền nào đó:
- Công văn xin giải thể công ty;
- Thông báo về việc giải thể công ty;
- Quyết định + Biên bản họp về việc giải thể;
- Giấy xác nhận không nợ thuế Xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan đến thời điểm giải thể ( Optional );
- Mã số thuế bản gốc;
- Báo cáo tài chính.
Bước 4: Lập hồ sơ giải thể gửi cơ quan đăng ký kinh doanh
Các bạn cầm giấy chứng nhận đóng mã số thuế của cơ quan thuế lập thành một bộ hồ sơ giải thể gửi cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ bao gồm:
- Quyết định về việc giải thể công ty.
- Biên bản họp về việc giải thể công ty.
- Biên bản thanh lý tài sản và thanh toán hết các khoản nợ. Trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Ðiều lệ Công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng). Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
- Xác nhận của Ngân hàng, nơi Công ty mở tài khoản, đã đóng tài khoản (trường hợp doanh nghiệp không mở tài khoản tại Ngân hàng, Doanh nghiệp cần có Công văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
- Giấy tờ chứng minh đã đăng bố cáo quyết định giải thể (thường là báo giấy).
- Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông báo đối tượng nộp thuế đóng mã số thuế của Cục thuế tỉnh, thành phố (hoặc Công văn của Cục thuế tỉnh, thành phố xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký mã số thuế).
- Thông báo do Người đại diện theo pháp luật ký về việc đã hoàn tất các thủ tục giải thể (Thông báo ghi rõ quá trình đã tiến hành các bước thủ tục trên từ mục 1 đến mục 7 theo quy định và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trong thông báo).
Tham khảo bài viết Hỏi: Giải thể chi nhánh nhưng không có con dấu được không?
Các bạn lưu ý như sau: Hồ sơ gửi cơ quan đăng ký kinh doanh có để thiếu xác nhận đã trả lại con dấu của công ty, vì thế này: nếu chẳng may bạn cần phải đóng dấu vào giấy tờ nào đó bạn có thể không có dấu để đóng, bạn nộp hồ sơ các chuyên viên sẽ tìm một lượt để bạn fix hồ sơ, trường hợp không còn gì sai nữa bạn sẽ nộp dấu tại cơ quan công an và bổ sung giấy tờ này cuối cùng, là giấy xác nhận đã nộp lại con dấu của công an !
Chúc các bạn thành công, nếu các bạn vướng mắc có thể liên hệ tới dịch vụ giải thể công ty của Bravolaw nhé !
Bạn đang xem Hướng dẫn giải thể công ty theo đúng quy định hiện hành hoặc Huong dan giai the cong ty theo dung quy dinh hien hanh trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty