thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Khi thành lập công ty nên mở công ty TNHH hay công ty cổ phần ?

Khi thành lập công ty nên mở công ty TNHH hay công ty cổ phần ?

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập cũng rất  quan trọng, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm khác nhau, vì vậy trước khi thành lập doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ để lựa chọn loại hình phù hợp. Sau đây Luật Bravolaw sẽ đưa ra hai gợi ý giúp khách hàng có thể chọn loại hình công ty TNHH hoặc công ty Cổ phần như sau:

Khi thành lập công ty nên mở công ty TNHH hay công ty cổ phần ?

Công ty là gì:

  • Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Công ty TNHH, công ty Cổ phần là gì?

Công ty TNHH được chia ra làm hai dạng đó là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

  • Công ty TNHH một thành viên một loại hình doanh nghiệp do một tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chỉ có nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ và tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty đối với cơ quan nhà nước.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 02 thành viên và có tối đa 50 thành viên là các cá nhân hoặc tổ chức. Các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; các cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa; các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Nên lựa chọn loại hình công ty TNHH hay công ty Cổ phần.

Để lựa chọn loại hình công ty phù hợp trước tiên chủ thể cần phần hiểu rõ về bản chất của doanh nghiệp mình sắp thành lập là gì như đã giới thiệu ở mục 2. Tiếp theo đó chủ thể cần tìm hiểu về những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình công ty.

Đối với hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần thì có các ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm của công ty TNHH một thành viên;

  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân và do một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
  • Chủ sở hữu có thể quyết định mọi vấn đề về cơ cấu quản lý, điều hành của công ty.

Nhược điểm của công ty TNHH một thành viên;

  • Do loại hình công ty này chỉ có một thành viên và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với đối với các rủi ro trong quá trình kinh doanh chính vì vậy ít tạo được lòng tin đối với bên đối tác.
  • Khi muốn huy động vốn thì cần phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác kéo theo nhiều thủ tục và tốn nhiều thời gian.
  • Công ty TNHH một Thành viên không thể phát hành cổ phiếu và thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

  • Cũng giống như công ty TNHH một thành viên thì loại hình doanh nghiệp này cũng có tư cách pháp nhân, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty chính vì vậy ít phải chịu rủi ro trong quá trình hoạt động.
  • Với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các tổ chức, cá nhân khác chính vì vậy loại hình doanh nghiệp này có khả năng huy động vốn.

Nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên;

  • Cũng chính vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các rủi ro của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp nên cũng ít tạo được niềm tin đối với đối tác.
  • Hạn chế số thành viên tối đã chỉ có thể là 50 người.
  • Công ty TNHH 2 thành viên không được phát hành cổ phiều và giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Các thành viên công ty sẽ phải chịu ít rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh vì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có rủi ro trong quá trình hoạt động trong phạm vi số vốn cam kết góp.
  • Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu… và thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán.
  • Công ty cổ phần có thể chuyển nhượng vốn cho các cổ đông ở bên trong và bên ngoài công ty. Số lượng thành viên công ty cũng không có giới hạn chính vì vậy công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện nay.

Nhược điểm của công ty cổ phần;

  • Cũng giống như loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần ít tạo được niềm tin với đối tác do các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn cam kết góp.
  • Do số lượng cổ đông không có giới hạn cho nên việc điều hành công ty khá phức tạp nên dễ xảy ra trình trạng bất đồng ý kiến trong nội bộ công ty.
  • Căn cứ từ những quy định về bản chất, ưu điểm và nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp này thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào có thể do mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức mà lựa chọn.

=>>>> Tham khảo thêm bài viết Tìm hiểu khi thành lập công ty cần bao nhiêu vốn ?

Luật Bravolaw xin đưa ra một số lời khuyên khi lựa chọn hai loại hình doanh nghiệp này như sau:

  • Đối với những chủ thể kinh doanh, sản xuất mà có ít nhân sự hoặc chỉ có một người, và không cần huy động vốn từ bên ngoài thì có thể lựa chọn loại hình công ty TNHH.
  • Đối với những chủ thể kinh doanh, sản xuất quy mô lớn, nhân sự lãnh đạo nhiều, cần huy động tối đa nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển công ty thì có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần.
  • Ngoài ra pháp luật có quy định về việc có thể chuyển đổi giữa các loại hình công ty TNHH qua cổ phần hoặc ngược lại, chính vì cá nhân tổ chức khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà muốn chuyển đổi sang loại hình khác có thể tham khảo thêm.

Như vậy Luật Bravolaw đã đưa ra lời khuyên giành cho khách hàng đang phân vân khi lựa chọn giữa loại hình công ty TNHH và công ty Cổ phần khi tiến hành thành lập công ty. Khách hàng cần tư vấn thêm có thể liên hệ chúng tối theo số 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp nhé.

Rate this post
Bạn đang xem Khi thành lập công ty nên mở công ty TNHH hay công ty cổ phần ? hoặc Khi thanh lap cong ty nen mo cong ty TNHH hay cong ty co phan ? trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap