thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty » Những điều cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Những điều cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh

“Những điều cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh” : Thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những thủ tục phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có sự đổi mới, thay đổi, chỉnh sửa về cơ cấu tổ chức, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, … Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà việc thay đổi đăng ký doanh nghiệp sẽ phát sinh ra vẫn đề không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những lưu ý, Những điều cần biết khi Thay đổi đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục một cách hiệu quả nhất.

Những điều cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh

1. Giấy phép kinh doanh được hiểu là gì?

Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý, có tên gọi chính thức là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Sở kế hoạch và Đầu tư cấp. Khi nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật, để tổ chức được phép hoạt động thì cần phải đăng ký doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động chính thức. Giấy phép kinh doanh không có thời hạn sử dụng.

2. Những điều cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Lưu ý về thay đổi về tên của doanh nghiệp

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp khi muốn thương hiệu của mình trở nên ý nghĩa hơn thì không ít doanh nghiệp đã có lựa chọn là thay đổi tên doanh nghiệp. Sau khi tiến hành các thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp cần phải lưu ý về thay đổi con dấu pháp nhân, tên công ty trên các loại hóa đơn, chứng từ.

Vì vậy, Bravolaw gợi ý các thủ tục bạn cần làm sau khi thay đổi tên doanh nghiệp như sau:

– Nộp hồ sơ thay đổi con dấu theo tên mới và khắc dấu của chứa tên mới của doanh nhiệp;

– Chỉnh sửa lại biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Nộp hồ sơ thông báo tới cơ quan thuế, ngân hàng, và cả đối tác đã giao kết với doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ bổ sung tên bằng Tiếng Anh hoặc tên viết tắt thì doanh nghiệp không cần làm thủ tục thay đổi mẫu dấu.

Lưu ý về thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh, việc thay đổi địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc thay đổi địa điểm của chi nhánh, địa điểm kinh doanh,… đã trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Cần phải đảm bảo thông tin địa chỉ rõ ràng, không được giả mạo hay gian dối bởi cơ quan có thẩm quyền có thể liên hệ, kiểm tra bất cứ lúc nào. Nếu không liên hệ được với doanh nghiệp bằng trụ sở chính, hoặc phát hiện ra hành vi gian dối, giả mạo thông tin địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp có thể sẽ bị khóa mã số thuế.

– Đối với các chung cư có chức năng để ở, cơ quan sẽ không tiến hành cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh tại địa điểm này vì đó là những căn hộ không có chức năng kinh doanh thương mại.

– Sau khi được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần chú ý thực hiện thủ tục thay đổi con dấu và thay đổi nội dung trên các hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp.

Lưu ý về thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Việc thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh diễn ra khá phổ biến với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi, lĩnh vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên trong quá trình thay đổi, bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau:

– Hiện nay, khi đăng ký ngành nghề, doanh nghiệp sẽ áp dụng bảng hệ thống ngành nghề đăng ký kinh doanh Việt Nam tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg  ngày 06 tháng 07 năm 2018.

– Đối với các doanh nghiệp lâu năm, các thông tin về ngành nghề cũ phải được cập nhập mới. Doanh nghiệp cần chú ý việc tra cứu thông tin ngành nghề của mình tại Cổng dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tiến hành thủ tục phù hợp.

– Doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý và phân biệt ngành nghề kinh doanh nào là bị cấm, ngành nghề nào kinh doanh có điều kiện để thực hiện thủ tục một các nhanh chóng nhất.

=>>> Tham khảo bài viết Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhanh nhất

Lưu ý về thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp giữ chức vụ quản lý và đại diện trong các giao dịch, hoặc tố tụng của doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi người đại diện pháp luật, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục đề nghị thay đổi nội dung lên Sở kế hoạch và đầu tư. Thủ tục này cũng khá đơn giản nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải lưu ý vấn đề sau:

– Người đại diện pháp luật cũ mà đang bị treo mã số thuế thì doanh nghiệp không được làm thủ tục thay đổi.

– Người từng là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng bị tuyên bố phá sản trong thời hạn từ 01 – 03 năm thì kể từ ngày bị tuyên bố phá sản không được làm đại diện mới cho doanh nghiệp.

– Nếu việc thay đổi người đại diện làm thay đổi nội dung điều lệ thì trong biên bản họp phải ghi rõ nội dung được thay đổi.

– Cần phải tiến hành thủ tục thay đổi chữ ký số, thông tin tài khoản ngân hàng, và thông báo đến cơ quan bảo hiểm, đối tác của doanh nghiệp.

– Nếu việc thay đổi người đại diện mà liên quan đến chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới thì cần phải kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ hiện nay cũng khó khăn và phức tạp. Việc tăng hay giản vốn là vấn đề nhạy cảm của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những điểm sau:

– Tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu góp vốn, mức thuế môn bài. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ à làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài thì năm kế tiếp doanh nghiệp phải làm thủ tục nộp thuế môn bài theo mức vốn mới.

– Thực tế hiện nay, việc tăng vốn điều lệ thực hiện dễ dàng hơn so với giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Lưu ý khi thay đổi vốn góp, thành viên của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, việc thay đổi vốn góp, thành viên của doanh nghiệp là việc thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, việc thay đổi vốn góp của các thành viên hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải đảm bảo được số vốn tối thiểu hoặc tỷ lệ vốn để trở thành người đại diện trong doanh nghiệp.

3. Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?

Bước 1. Nhận thông tin từ khách hàng: Tư vấn để quy khách hiểu rõ về quy trình, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, những hậu quả pháp lý khi không tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2. Cung cấp giấy tờ cần thiết: Khách hàng sẽ cung cấp cho Luật Bravolaw những tài liệu cần thiết để hỗ trợ cho việc soạn thảo hồ sơ thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3.Luật Bravolaw sẽ soạn hồ sơ đầy đủ, chi tiết dựa trên thông tin và tài liệu khách hàng cung cấp.

Bước 4.Luật Bravolaw sẽ đại diện khách hàng đi nộp hồ sơ thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư.

Bước 5. Sau khi nhận được kết quả,Luật Bravolaw sẽ tiến hành bàn giao kết quả lại cho Quý khách hàng.

Bước 6: Hỗ trợ khách hàng thông báo công khai những thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin dữ liệu quốc gia về quản lý doanh nghiệp.

Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết về đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho Luật Bravolaw theo số điện thoại: 1900 6296 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.

Rate this post
Bạn đang xem Những điều cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc Nhung dieu can biet khi thay doi dang ky kinh doanh trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap