thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty » Những lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh

Những lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh

luu y truoc khi dang ky kinh doanh

Lưu ý trước khi đăngk ký kinh doanh

Khi bạn thành lập công ty thì cần phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Để thủ tục được thuận lợi, tránh mất nhiều thời gian, bạn cần nắm rõ được những lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh như sau:

1. Chức danh trong công ty:

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể là:
– Giám đốc ( Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty (công ty TNHH một thành viên);
– Chủ tịch Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị ( đối với công ty cổ phần).

2. Tên công ty:

Tên của công ty phải bảo đảm:
– Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
– Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Địa chỉ công ty:

Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4 Ngành nghề kinh doanh:

  1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
  3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trongHệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trongHệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
  6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợpvới ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
  7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
  8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.

5. Loại hình kinh doanh:

– Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp;
– Công ty TNHH: Là loại hình công ty có thể do 1 hoặc 2 thành viên trở lên góp vốn (tối đa là 50 thành viên), có tư cách pháp nhân kể từ khi thành lập và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn đã góp vào công ty;
– Công ty cổ phần: Số lượng cổ đông sáng lập tối thiểu có 3 cổ đông trở lên, có tư cách pháp nhân kể từ khi thành lập và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn đã góp vào công ty.
– Công ty hợp danh: Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh dựa trên uy tín của từng bên và thành viên công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn các nghĩa vụ công ty bằng tài sản riêng của mình.

6 Vốn điều lệ – Vốn pháp định:

– Vốn điều lệ: Là tổng số vốn đăng ký của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đã được qui đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại.
– Vốn pháp định: Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo quy định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đã có đủ số vốn trên.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí về thay đổi đăng ký kinh doanh:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVO

Địa chỉ: P1707, Tòa nhà 17T9 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa-Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900 6296

Email: [email protected]

Rate this post
Bạn đang xem Những lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh hoặc Nhung luu y truoc khi dang ky kinh doanh trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty

Bài viết liên quan :

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap