thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2022

Quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2022

Quy trình thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm những giai đoạn nào? Đây là thắc mắc chung của những ai đang muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Để giải đáp thắc mắc trên, bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ giới thiệu cho bạn về quy trình thành lập doanh nghiệp đơn giản và dễ hiểu nhất.

Quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2022

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp

Đây là giai đoạn quan trọng nhất để mở một công ty. Một công ty muốn hoạt động phải có vốn, tiếp theo là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và ngành nghề kinh doanh. Bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp muốn thành lập. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Mỗi loại hình có đặc điểm, cơ cấu tổ chức khác nhau, tùy vào nguồn vốn, quy mô, tính chất ngành nghề kinh doanh mà bạn lựa chọn loại hình phù hơp để thành lập.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về ngành nghề kinh doanh của mình. Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh của mình có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không để kịp thời các quy định của pháp luật. Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì mới được phép kinh doanh ngành nghề trên. Thêm vào đó, bạn cần lưu ý các vấn đề về tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác, trụ sở chính không được đặt tại chung cư,…

Giai đoạn 2: Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà mẫu sẽ khác nhau);

– Điều lệ công ty (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân không cần nộp Điều lệ công ty);

– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tiếp theo là nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ và thông tin chính xác thì được xem là hợp lệ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì trong vòng từ 1 đến 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

=>>> Xem thêm bài viết: Các bước thành lập công ty

Giai đoạn 3: Thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Để công ty đi vào hoạt động chính thức, bạn cần tiến hành một số thủ tục khác liên quan đến con dấu và cơ quan thuế. Đầu tiên, bạn phải treo biển tại trụ sở công ty, khắc dấu tròn doanh nghiệp, đăng ký tài khoản ngân hàng sau đó thông báo mẫu dấu và tài khoản ngân hàng tới Phòng đăng ký kinh doanh. Đối với cơ quan thuế, bạn phải kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử, đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn.

Trên đây là ba giai đoạn chính của quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Bạn có thể tự mình thực hiện tất các các thủ tục trên hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí của Luật Bravolaw chúng tôi. Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn, vui lòng liên hệ Hotline : 1900 6296 để nhận được giải đáp và tư vấn.

Rate this post
Bạn đang xem Quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2022 hoặc Quy trinh thanh lap doanh nghiep nam 2022 trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap