thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » So sánh chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện

So sánh chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện

Sự giống và khác nhau giữa chức năng của chi nhánh và văn phòng như thế nào?. Cùng tiểu hiểu bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để năm được so sánh chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện hiện nay.

So sánh chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện

So sánh chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện

Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm chi nhánh và văn phòng đại diện được hiểu như sau:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Sự giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

  • Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp;
  • Không có tư cách pháp nhân;
  • Hoạt động trong phạm vi ủy quyền và nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó

Sự khác nhau về chức năng giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh: chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền. Mục đích của việc thành lập chi nhánh là để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường mới, ở nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau trên cả nước.

  • Chi nhánh của doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong phạm vi ranh giới quốc gia (có thể là ranh giới của huyện, tỉnh hay một xã trong lãnh thổ quốc gia);
  • Chi nhánh được thực hiện tất cả các hoạt động, công việc, nghiệp vụ như chức năng của công ty mẹ.

Văn phòng đại diện: chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, tức là văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị. Mục đích của việc thành lập văn phòng đại diện là quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi tư vấn, giải đáp cho khách hàng.

  • Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức;
  • Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.

Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6296 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rate this post
Bạn đang xem So sánh chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện hoặc So sanh chuc nang cua chi nhanh va van phong dai dien trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap