Kể từ khi có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi tên công ty thì doanh nghiệp có trách nhiệm trong thời gian 10 ngày phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tên gọi của doanh nghiệp được xem là hình ảnh, thương hiệu của công ty, giữ vai trò quan trọng xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động. Tuy nhiên thực tế trong quá trình xây dựng, tạo dựng doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc các công ty buộc phải thay đổi tên để cho phù hợp.
Thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì?
Vậy thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì? Sau khi thực hiện thay đổi tên xong thì Doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục gì hay thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào nữa không? Trước những câu hỏi thắc mắc này, để giải đáp Công ty Bravolaw mang đến nội dung bài viết dưới đây.
Bài viết mới:
- Thủ tục tăng vốn điều lệ bằng tài sản góp vốn?
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nộp thuế môn bài như thế nào?
- Thành lập công ty kinh doanh lữ hành nội địa cần làm gì?
Thủ tục thay đổi tên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khi Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty thì có thể tiến hành theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tìm tên hợp lý cho công ty sau đó tiến hành tra cứu tên công ty mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp xem có bị nhầm lẫn hay trùng tên với các công ty đã đăng ký chưa.
Bước 2: Khi tên đảm bảo đáp ứng được theo quy định về đặt tên tại Luật doanh nghiệp cùng việc tra cứu hoàn tất thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, với mẫu này Khách hàng tham khảo Phụ lục II-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT để tải về hoàn thành tờ khai theo đúng hướng dẫn.
– Cung cấp biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc cung cấp biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và cung cấp biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Lưu ý: Các biên bản bắt buộc phải có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản đồng thời biên bản cần thể hiện rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ của công ty, doanh nghiệp.
– Cung cấp Quyết định của Đại hội đồng cổ đông với trường hợp tên thay đổi là công ty cổ phần và quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và quyết định của chủ sở hữu với tên thay đổi là công ty TNHH 1 thành viên.
– Giấy ủy quyền cho Bravolaw thay mặt Khách hàng, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty
Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí là 50.000 đồng/lần khi thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
Sau khi đã có câu trả lời về câu hỏi Thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì? Thì chúng tôi tiếp tục trả lời đến nội dung thủ tục thuế khi thay đổi tên doanh nghiệp.
Khách hàng lưu ý tại quy định tại Điều 53 của Nghị định 78 năm 2015 thì trường hợp các công ty thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau đó, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở tiến hành nhận Thông báo và thực hiện nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để chuyển thông tin sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế.
Thủ tục đổi dấu công ty khi thay đổi tên công ty
Như chúng ta đã biết, trong mẫu con dấu của doanh nghiệp luôn tồn tại hai thông tin là tên doanh nghiệp cùng mã số doanh nghiệp của công ty. Nên khi công ty thay đổi về tên thì con dấu của doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi.
Khi thay đổi dấu công ty, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao phải gồm những thông tin về:
– Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp;
– Số lượng con dấu, mẫu con dấu cùng thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Khi Phòng đăng ký kinh doanh nhận được thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp thì cơ quan sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thông báo khách hàng khi thay đổi tên công ty
Bên cạnh việc Doanh nghiệp tiến hành thủ tục việc thông báo thay đổi tên công ty với bên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư, với cơ quan thuế, với ngân hàng, bảo hiểm xã hội…. thì Doanh nghiệp cũng phải làm thông báo để gửi đến các đối tác, Khách hàng của mình được rõ.
Việc Doanh nghiệp thông báo đến Khách hàng về sự thay đổi này mang ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện được sự tôn trọng, quan tâm đến Khách hàng của Doanh nghiệp, đồng thời để Khách hàng nắm rõ thông tin, tránh trường hợp nhần lẫn hay bị giả mạo với những đơn vị khác.
Vậy nên khi thực hiện thủ tục thông báo đến các đối tác Khách hàng thì Doanh nghiệp chú ý cần dùng từ ngữ trang trọng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng Khách hàng.
Nội dung thông báo Doanh nghiệp chú ý ghi rõ thời gian bắt đầu thay đổi và tên sau thay đổi công ty là gì kèm theo các thông tin liên quan đến mã số doanh nghiệp, số tài khoản ngân hàng, con dấu… để Khách hàng nhận biết.
Và tùy theo mỗi Doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức khác nhau để đăng tải thông tin thông báo, gửi đến đối tác như việc đăng thông báo trên website của công ty, hoặc gửi email đến Khách hàng, gọi điện, nhắn tin….
Với những chia sẻ về Thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì? Cùng các nội dung liên quan. Bravolaw hi vọng bài viết sẽ là các thông tin hữu ích cho Khách hàng. Trong thời gian tham khảo bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu, vui lòng liên hệ 1900.6296 để được nhân viên giải đáp tận tình nhất.