Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Vậy trong quá trình hoạt động mà thay đổi thành viên công ty có phải thực hiện thủ tục gì không? Nếu có thì đó là những thủ tục gì? Ai có thẩm quyền giải quyết? Thời hạn giải quyết là bao lâu? Trong phạm vi bài viết này Bravolaw sẽ gửi tới quý khách hàng những thông tin cơ bản nhất theo đúng quy định pháp luật mới nhất để quý khách hàng có cái nhìn bao quát hơn.
Tương tự như khi thay đổi tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh hay người đại diện theo pháp luật của công ty… khi muốn thay đổi thành viên công ty, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);
- Danh sách thành viên công ty sau khi thay đổi (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT) ;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục;
Việc tiếp nhận thêm thành viên; chuyển nhượng, tặng cho phần vốn góp; thừa kế phần vốn góp hay có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn đều dẫn đến sự thay đổi thành viên của công ty. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp thay đổi thành viên công ty mà sẽ phát sinh thêm các loại giấy tờ như sau:
Trường hợp tiếp nhận thành viên mới:
- Quyết định của hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới;
- Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới;
- Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của thành viên mới và người đại diện theo ủy quyền của thành viên mới là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ Văn bản ủy quyền đại diện cho cá nhân của các thành viên mới là tổ chức;
- Trường hợp công ty đang hoạt động trong ngành, nghề đầu tư, ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nếu nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty sẽ dẫn đến việc họ nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty; Thì phải có Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư.
Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho phần vốn góp:
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho phần vốn góp;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của thành viên chuyển nhượng, do nhận chuyển nhượng; thành viên tặng cho, do được tặng cho và người đại diện theo ủy quyền của thành viên mới là tổ chức:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Bản sao hợp lệ Văn bản ủy quyền đại diện cho cá nhân của thành viên là tổ chức;
- Trường hợp công ty đang hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nếu nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty sẽ dẫn đến việc họ nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty; Thì, phải có Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp nhận thừa kế:
- Bản sao hợp lệ di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của thành viên để lại thừa kế, do nhận thừa kế và người đại diện theo ủy quyền của thành viên mới là tổ chức):
- Bản sao hợp lệ Văn bản ủy quyền đại diện cho cá nhân của thành viên do nhận thừa kế là tổ chức;
Trường hợp do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn:
- Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn;
- Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của thành viên không thực hiện cam kết góp vốn và của thành viên do mua phần vốn góp chưa góp được chào bán (nếu có):
Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nói trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên thực tế, do có nhiều trường hợp dẫn đến sự thay đổi thành viên công ty nên dễ gây ra sự nhầm lẫn, thiếu chính xác trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, từ đó gây mất thời gian cho doanh nghiệp thậm chí có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, Bravolaw tự tin cung cấp cho quý khách hàng những thông tin pháp lý chuẩn xác và dịch vụ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả. Cần tư vấn vui lòng liên hệ số 1900 6296 để được tư vấn nhé.
Bạn đang xem Thay đổi thành viên công ty có phải thực hiện thủ tục gì không? hoặc Thay doi thanh vien cong ty co phai thuc hien thu tuc gi khong? trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty, Thay đổi thành viên