Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Bravolaw
Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế hiện nay, việc hàng loạt doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp hoặc tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của các nhà quản lý kinh tế. Nếu bạn gặp khó khăn về việc làm thủ tục, hãy liên hệ với Bravolaw theo số hotline: 1900 6296 Chúng tôi sẽ trợ giúp cho bạn hoàn thành nhanh chóng các thủ tục với mức chi phí rẻ nhất.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
1. Những người có quyền nộp đơn:
- Chủ nợ
- Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Các cổ đông công ty cổ phần
- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
2. Những người có nghĩa vụ nộp đơn:
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
3. Hồ sơ tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp
a. Người nộp đơn là chủ nợ:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ của ngời làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
- Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đợc doanh nghiệp thanh toán;
- Quá trình đòi nợ;
- Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
b. Người nộp đơn là người lao động:
– Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
- Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp không trả được cho người lao động;
- Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
c. Người nộp đơn là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
– Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;
- Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.
– Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
- Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
- Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
- Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
- Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
- Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
- Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
d. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước:
– Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đuợc thực hiện như mục III trên đây.
e. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần:
– Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
f. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh:
– Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đợc thực hiện như mục
Trên đây là những trao đổi của chúng tôi về thủ tục phá sản doanh nghiệp, nếu còn vấn đề gì chưa nắm rõ các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Bạn đang xem Thủ tục phá sản doanh nghiệp giá rẻ hoặc Thu tuc pha san doanh nghiep gia re trong Giải thể doanh nghiệpLiên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVO
Địa chỉ: P1707, Tòa nhà 17T9 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa-Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 6296
Email: [email protected]