thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Tìm hiểu ưu và nhược điểm của công ty cổ phần

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được rất nhiều chủ thể lựa chọn thành lập công ty. Tuy nhiên nếu như số lương chủ thể tham gia thành lập công ty mà có số lượng trên ba cá nhân, tổ chức lại không biết phải lựa chọn công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw xin gửi tới quý khách hàng các thông tin về ưu nhược điểm của công ty cổ phần.

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty Cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Ưu điểm của công ty cổ phần

Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân.

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tài sản của doanh nghiệp tách bạch, độc lập với cá nhân, pháp nhân khác thì doanh nghiệp mới có thể tự do sử dụng, bán, thế chấp tài sản của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp sẽ rất khó giao kết hợp đồng được do không tạo lập được nhiều sự tin tưởng ở khách hàng một khi có sự không rõ ràng, minh bạch trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ phải chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật trong khi tổ chức không có tư cách pháp nhân khi thực hiện hoạt động không chịu sự ràng buộc của pháp luật về tài sản hay tư cách tham gia. Khi doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tham gia hoạt động thương mại thì các yêu cầu về chủ thể ký kết hợp đồng sẽ chặt chẽ và đảm bảo hơn so với tổ chức không có tư các pháp nhân tham gia hoạt động thương mại.

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Các cổ đông trong công ty cổ phần góp vốn vào công ty bao nhiêu thì chỉ phải chịu tối đa trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng số vốn đã góp. Điều này có nghĩa là nếu cổ đông chỉ góp 20% vốn trong tổng vốn điều lệ thì nếu doanh nghiệp có các khoản nợ cần phải trả thì cổ đông đó chỉ phải trả 20% của khoản nợ và nếu như 20% của khoản nợ đó nhiều hơn số vốn đã góp vào doanh nghiệp thì cổ đông này cũng không phải góp thêm.

  • Số lượng thành viên trong công ty cổ phần

Số lượng thành viên trong công ty cổ phần không bị giới hạn mức tối đa mà chỉ quy định tối thiểu có 03 thành viên. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều chủ thể cùng thành lập thì loại hình công ty cổ phần là rất phù hợp.

  • Khả năng huy động vốn cao của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán nên khả năng huy động vốn của công ty cổ phần được xem là cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Công ty cổ phần có thể chào bán cổ phẩn thông qua các hình thức: chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần ra công chúng.

  • Việc chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần

Các cổ đông trong công ty có thể tự do chuyển nhượng cổ phần trong công ty. Chỉ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng là theo quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm đầu khi công ty được thành lập và trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần có thể thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

  • Phát hành chứng khoán.

Công ty cổ phần có thể huy động vốn thông qua phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định của Luật chứng khoán 2019.

Nhược điểm của công ty cổ phần

Bên cạnh những ưu điểm, thành lập công ty cổ phần cũng có một số nhược điểm sau:

Cách thức quản lý công ty cổ phần

Do công ty cổ phần không giới hạn số lượng thành viên tối đa mà các cổ đông lại có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình dẫn đến việc quản lý các cổ đông trong công ty gặp nhiều khó khăn. Có thể các cổ đông hình thành các nhóm cổ đông đối kháng với nhau về lợi ích và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

  • Dễ bị lộ những thông tin bí mật

Do công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán nên cần minh bạch về báo cáo tài chính, những tin tức tài chính của công ty. Những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác nên tính giữ bí mật thường không cao. Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty.

  • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

Công ty cổ phần có trên 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát. Ban kiểm soát này sẽ thay mặt cổ đông trong công ty kiểm soát về mặt tài chính dẫn đến các báo cáo tài chính phải luôn minh bạch và bên kiểm toán họ cũng sẽ kiểm tra gắt gao hơn.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay nhờ vào khả năng huy động vốn dễ dàng, tuy nhiên loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều nhược điểm. Để hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp quý khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Bravolaw theo số 1900 6296 để được tư vấn cụ thể chi tiết.

Rate this post
Bạn đang xem Tìm hiểu ưu và nhược điểm của công ty cổ phần hoặc Tim hieu uu va nhuoc diem cua cong ty co phan trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap