Hiện nay khi muốn hoạt động sản xuất kinh doanh dưới danh nghĩa một công ty thì các chủ thể kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp. Theo đó, các chủ thể kinh doanh phải có giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp. Nếu phát hiện việc kinh doanh mà không có giấy phép thì sẽ bị cơ quan nhà nước xử phạt. Bài viết sau đây, Luật Bravolaw sẽ giới thiệu quy trình để được cấp giấy phép thành lập công ty.
Giấy phép thành lập là gì?
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay gọi tắt là giấy phép thành lập. Đây là giấy chứng nhận doanh nghiệp đã được sự cho phép của nhà nước để hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung có trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là các thông tin về doanh nghiệp, bao gồm:
– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Vốn điều lệ;
– Thông tin về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;
– Thông tin của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;
– Thông tin của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Quy trình cấp giấy phép thành lập
Để được cấp giấy phép thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể quy trình gồm 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà mẫu sẽ khác nhau);
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và một số giấy tờ khác (nếu cần).
Bước 2: Nộp hồ sơ và trả kết quả
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Các chuyên viên tại Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và phản hồi cho bạn. Ngoài ra, còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng thông qua trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì trong vòng từ 1 đến 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ bị sai, thiếu thông tin thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo để bạn làm thủ tục sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Như vậy, khi bạn thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước thì sẽ được cấp giấy phép thành lập cho doanh nghiệp mình. Thủ tục hiện nay khá là đơn giản và thời gian xử lý nhanh chóng. Bạn nên thực hiện thủ tục này ngay từ khi đầu để công ty mình được hoạt động hợp pháp, công khai trên thị trường. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Luật Bravolaw để được tiết kiệm thời gian, công sức. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn hay sử dụng dịch vụ nhé.
Bạn đang xem Tìm hiểu về giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc Tim hieu ve giay phep thanh lap doanh nghiep trong Thành Lập Công Ty