thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Giải thể doanh nghiệp » Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2021

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2021

Thủ tục giải thể doanh nghiệp là thủ tục đưa doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Thủ tục này được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản liên quan. Theo đó, có 2 trường hợp giải thể là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Vậy thế nào là tự nguyện, thế nào là bắt buộc? Trình tự thực hiện thủ tục này ra sao? Cùng Luật Bravolaw xem bài viết sau để có câu trả lời nhé.

 Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2021

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Quy định về giải thể doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp. Bao gồm 4 trường hợp được chia thành 2 loại như sau:

Giải thể tự nguyện

Đây là trường hợp doanh nghiệp chủ động rút lui khỏi thị trường. Bao gồm:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động theo Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
  • Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần

Giải thể bắt buộc

Ngược lại với giải thể tự nguyện, giải thể bắt buộc là trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện hoạt động. Do đó bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể theo quy định pháp luật. Bao gồm:

  • Doanh nghiệp không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp đối với giải thể tự nguyện

Đối với thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện, trình tự thực hiện sẽ theo các bước sau:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Doanh nghiệp triệu tập cuộc họp để thông qua quyết định giải thể. Đối với công ty TNHH MTV, chủ sở hữu là người trực tiếp thông qua quyết định này. Nội dung quyết định phải nêu rõ các vấn đề như: lý do giải thể; nợ; thanh lý hợp đồng; xử lý hợp đồng lao động,…

Bước 2: Thông báo quyết định giải thể công khai

Thông báo quyết định giải thể đến các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Bao gồm người lao động; đối tác. Trong trường hợp doanh nghiệp còn nợ thì phải gửi kèm theo thông báo là phương án giải quyết nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ 

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty TNHH MTV, Hội đồng quản trị công ty cổ phần trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Thứ tự thanh lý được thực hiện như sau:

  • Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác cho người lao động.
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp và nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi cấp GCNĐKDN. Cơ quan này sẽ căn cứ vào hồ sơ để đưa ra quyết định xóa tên doanh nghiệp, kết thúc quá thủ tục giải thể.

Thủ tục giải thể trong trường hợp giải thể bắt buộc

Thủ tục giải thể doanh nghiệp bắt buộc theo quy định tại Luật doanh nghiệp hiện hành diễn ra như sau:

Bước 1: Cơ quan ĐKKD ra quyết định thu hồi GCNDN

Trong trường hợp giải thể bắt buộc, thủ tục giải thể sẽ bắt đầu từ khi cơ quan ĐKKD thông báo tình trạng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Doanh nghiệp họp ra quyết định giải thể

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi GCNĐKDN, doanh nghiệp phải họp để ra quyết định giải thể. Quyết định này được niêm yết công khai tại trụ sở, chi nhánh doanh nghiệp. Đồng thời gửi đến các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên,chủ sở hữu công ty TNHH MTV, Hội đồng quản trị công ty cổ phần trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Nguyên tắc thanh lý, thanh toán thực hiện tương tự thủ tục giải thể bắt buộc.

Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp và nộp lên Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan này sẽ căn cứ vào hồ sơ để đưa ra quyết định xóa tên doanh nghiệp, kết thúc quá thủ tục giải thể.

Trên đây là tư vấn về thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất năm 2021 mà chúng tôi gửi đến bạn. Thực tế cho thấy khi thực hiện thủ tục này, bạn sẽ gặp rất nhiều việc phát sinh. Do đó, để được tư vấn kỹ hơn, mời liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6296 để được các Luật sư giải đáp cụ thể nhất.

Rate this post
Bạn đang xem Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2021 hoặc Tu van thu tuc giai the doanh nghiep moi nhat 2021 trong Giải thể doanh nghiệp

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2025 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap