Đối với công việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ vốn là điều quan tâm hàng đầu. Đặc biết khi thành lập doanh nghiệp, việc với vốn điều lệ bao nhiêu? Cũng như có cần phải chứng minh khi thành lập doanh nghiệp không? Trong khi các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ. Thì đây là một vấn đề khiến nhiều cá nhân phải suy nghĩ khi muốn thành lập doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để nắm rõ chi tiết nhé.
Vốn điều lệ là gì?
Vốn Điều lệ của một công ty là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Tùy theo ý tưởng và ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư quyết định mức vốn Điều lệ phù hợp; Pháp luật doanh nghiệp không quy định bắt buộc mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa, tuy nhiên một số lĩnh vực đặc biệt yêu cầu vốn pháp định thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
Ý nghĩa của vốn điều lệ:
- Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác;
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
=>>>> Tham khảo thêm dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Có cần phải chứng minh vốn điều lệ của doanh nghiệp không?
Trên thực tế pháp luật không quy định doanh nghiệp phải có bao nhiêu vốn tối thiểu. Và tối đa số vốn. Trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu.Tuy nhiên doanh nghiệp không vì thế mà chọn mức vốn quá thấp hoặc quá cao.
Ví dụ như: thành lập công ty với mức 500.000đ.
Bởi với số vốn điều lệ quá thấp thì các chủ doanh nghiệp không thể nào thể hiện được tiềm năng tài chính hay quy mô công ty. Điều đó dẫn đến thiếu sự tin tưởng trong hợp tác kinhh doanh, thậm chí không tìm được đối tác cho mình.
Hơn nữa khi doanh nghiệp cần nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng thì với số vốn quá thấp cũng không tạo được “niềm tin” cho ngân hàng. Dù là vay tín chấp hay thế chấp không một ngân hàng nào dám đảm bảo các khoản vay vượt ngoài vốn điều lệ của họ.
Còn nếu chủ doanh nghiệp đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân thì cái lợi trước mắt là tạo được niềm tin cho đối tác, ngân hàng. Nhưng cũng không kém phần rủi ro đặc biệt còn ảnh hưởng đến thuế phải đóng.
Thực tế, việc lựa chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp mới có những bước đầu thành lập công ty, nguồn khách hàng chưa được thiết lập nhiều, chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần thì mình đăng kí tăng vốn điều lệ lên cao hơn.
Nếu chủ doanh nghiệp đã có công ty, đã từng thành lập công ty, đối tác đã có sẵn thì chủ doanh nghiệp nên mạnh tay chọn vốn điều lệ cao để bước đầu “nâng tầm” công ty của mình so với những công ty thành lập cùng thời điểm và do đã có kinh nghiệm nên cũng không sợ rủi ro nhiều như những chủ doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm khác. Hơn nữa việc thay đổi vốn, tăng giảm vốn điều lệ được pháp luật doanh nghiệp quy định.
Trên đây là những tư vấn về Vốn điều lệ là gì? Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty. Hy vọng qua bài viết của Luật Bravolaw giúp quý khách có cái nhìn thực tế cũng như dễ dàng lựa chọn được mức vốn phù hợp. Tạo nền tảng vững chắc cho kinh doanh sau này. Liên hệ ngay theo số 1900 6296 để được hỗ trợ, tư vấn đầy đủ. Chúc các bạn thành công.
Bạn đang xem Vốn điều lệ là gì? Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty hoặc Von dieu le la gi? Co can phai chung minh von khi thanh lap cong ty trong Thành Lập Công Ty